9 hiện tượng bất thường khi mang thai cần chú ý (Phần 1)

shape

01 Th12

Martin NguyenTh12 01, 2019

9 hiện tượng bất thường khi mang thai cần chú ý (Phần 1)

Tiền sản giật

Tiền sản giật tấn công bất ngờ sau tuần thứ 20 của thai kỳ, với biểu hiện tăng huyết áp và protein dư thừa trong nước tiểu. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể dẫn đến suy thận, động kinh, tổn thương gan, các vấn đề hô hấp và thậm chí tử vong. Mức độ nguy hiểm của bệnh tăng dần theo tuổi tác. Chỉ số BMI cao và bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật.

Trong trường hợp nghiêm trọng, bà bầu sẽ buộc phải sinh con ngay lập tức cho dù thai nhi đã đủ tháng hay chưa để tránh biến chứng nặng và gây tử vong cho mẹ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và theo dõi thường xuyên, mẹ có thể tránh tình huống xấu nhất này và tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh.

9 hiện tượng bất thường khi mang thai cần chú ý (Phần 1)

Khám thai định kỳ là cách cơ bản nhất để sớm phát hiện các tình trạng bất thường khi mang thai

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở 2-14% phụ nữ mang thai và đang gia tăng suốt nhiều năm nay. Những người có chỉ số BMI cao, tăng cân quá nhiều, ít vận động hoặc gia đình có tiền sử bị tiểu đường cũng dễ mắc bệnh này hơn.

Các mẹ có thể phòng tránh bằng cách ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Nếu phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc hoặc tiêm insulin để ổn định lượng đường trong máu.

Nhồi máu cơ tim

Hệ thống tim mạch của phụ nữ biến đổi khi mang thai: lượng máu tăng gấp đôi, tăng nhịp tim và huyết áp giảm do tăng lưu lượng máu đến tử cung. Thông thường, những thay đổi này tương đối vô hại và phụ nữ khỏe mạnh không có tiền sử bệnh tim sẽ không phải đối diện với nguy cơ gia tăng các vấn đề về tim mạch khi mang thai.

Có khoảng 1-3% trường hợp phụ nữ mắc phải những vấn đề về tim khi mang thai. Ngoài ra, bệnh tim còn dẫn đến 10-15% ca tử vong có liên quan đến thai kỳ. Mặc dù còn tồn tại nhiều rủi ro nhưng các bà mẹ gặp vấn đề về tim vẫn có thể vui khỏe khi mang thai nếu thường xuyên thăm khám bác sĩ.

Thiếu máu

Phụ nữ khi mang thai còn phải đối phó với tình trạng thiếu máu hoặc lượng hồng cầu thấp. Sắt là một thành phần quan trọng giúp tạo ra hồng cầu nhưng nhiều phụ nữ không có đủ chất sắt để theo kịp với nhu cầu gia tăng về lượng máu cũng như sự phát triển của nhau thai và thai nhi.

Tuy không lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề khác như sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, tiền sản giật cũng như cản trở quá trình phát triển sau này ở trẻ.

Những nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 56 triệu phụ nữ mang thai bị thiếu máu trên toàn cầu. Đa số các trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển, tại đây có đến 80% phụ nữ mang thai có thể bị thiếu máu. May mắn thay, các mẹ có thể tự bảo vệ mình bằng cách ăn thịt đỏ, bổ sung sắt và acid folic (acid folic giúp thúc đẩy việc sản xuất các tế bào hồng cầu mới) trước khi mang thai. (còn tiếp)

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc