Alô, bác sĩ ơi!

shape

30 Th11

Khanh ElisaTh11 30, 2019

Alô, bác sĩ ơi!

1/ Trước khi mang thai

Khám phụ khoa: Bạn cần thực hiện một số xét nghiệm phụ khoa xem mình có đang mắc bệnh phụ khoa nào không. Nếu có, bạn nên điều trị triệt để rồi mới tính đến chuyện mang thai.

Tiêm phòng: Nên tiêm ngừa MMR, mũi tiêm phòng ngừa một lúc 3 bệnh sởi, quai bị, Rubella. Ngoài ra, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu, viêm gan siêu vi B. Tất cả những mũi tiêm ngừa này bạn nên thực hiện trước khi mang thai 3 tháng.

Khám răng: Hầu hết các phương pháp và loại thuốc dùng để điều trị trong nha khoa đều được khuyến cáo thận trọng với phụ nữ mang thai. Do đó nếu bạn có bất cứ vấn đề về răng miệng nào trong khoảng thời gian mang thai, 90% bạn sẽ phải “cắn răng chịu đau” để đảm bảo an toàn cho con.

Hơn nữa, các bệnh về răng miệng cũng gây những ảnh huởng nhất định cho thai kỳ của bạn. Bệnh nha chu sẽ làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non và sảy thai. Viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Alô, bác sĩ ơi!

Các xét nghiệm giúp mẹ hiểu thêm về tình trạng sức khỏe của bé cưng

2/ Trong giai đoạn mang thai

Ngay khi mang thai: Ngoài xét nghiệm máu thông thuờng để xác định nhóm máu, công thức máu, tình trạng Rh, việc xét nghiệm máu còn để kiểm tình trạng thiếu máu và phát hiện ra các bệnh lây nhiễm để có thể can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa nguy hiểm cho thai nhi. Bạn nên thực hiện xét nghiệm máu ngay khi biết mình mang thai và xét nghiệm lại một lần nữa vào khoảng tuần thứ 28 – 34 của thai kỳ.

Tuần thứ 11-13 của thai kỳ: Bạn nên tiến hành đo độ mờ da gáy. Đây là phương pháp tầm soát hội chứng Down phổ biến nhất hiện nay. Đa số trẻ mắc hội chứng Down sẽ có da gáy dày. Nếu độ mờ da gáy > 3mm, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc bộ ba triple test ở tuần thứ 15 đến tuần thứ 20 của thai kỳ nhằm xác định nguy cơ khuyết tật bào thai, hội chứng Down và trisomy 18.

Alô, bác sĩ ơi!

Xét nghiệm chọc ối khi mang thai: lợi ích và rủi ro?
Chọc ối là xét nghiệm xâm lấn và có nguy cơ gây sẩy thai mặc dù rất thấp (khoảng 1%), những phụ nữ quyết định thực hiện nó buộc phải đối diện với nguy cơ gặp các vấn đề về di truyền và nhiễm sắc thể.

Tuần thứ 12 của thai kỳ: Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho bạn biết bạn có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu hay không. Hai bệnh này không chỉ ảnh huởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây nguy hiểm cho con. Bé rất dễ bị sinh non, dị tật, thai to phải sinh mổ, thai chết lưu…

Tuần thứ 18-20 của thai kỳ: Tiến hành siêu âm đầu dò ngả âm đạo. Kỹ thuật này nhằm kiểm tra tình trạng của tử cung và buồng trứng để phát hiện các bất thường nếu có.

Tuần thứ 24-28 của thai kỳ: Hầu hết mẹ bầu sẽ thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT trong khoảng thời gian này. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra “tiểu đường thai kỳ”, tình trạng lượng đường trong máu cao khi mang thai.

Tuần thai thứ 27 của thai kỳ: Từ tuần thứ 27, mẹ bầu nên đi khám thai mỗi 2 tuần một lần. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh và các nguy cơ của bản thân, bác sĩ có thể khuyên bạn nên xét nghiệm máu lại để kiểm tra HIV và giang mai, đồng thời bạn cũng được xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu để chắc chắn về tình trạng của bạn trước khi sinh. Đây cũng là thời điểm thích hợp để quyết định bác sĩ nào là người sẽ đón con chào đời rồi đấy mẹ.

Tuần thứ 28 của thai kỳ: Bạn có thể cần một thử nghiệm Non- Stress (NST) – thử nghiệm theo dõi tình trạng thai suy trong tử cung, hoặc hồ sơ sinh lý để kiểm tra tình trạng của bé.

Alô, bác sĩ ơi!

Những xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuối
Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuối đa số nhằm mục đích kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi và tập trung vào các bệnh thường gặp như thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, liên cầu khuẩn.

Tuần thứ 36 của thai kỳ: Bắt đầu lúc này, mỗi tuần mẹ nên đi khám thai một lần để đảm bảo bé cưng đang phát triển khỏe mạnh và không có gì bất thuờng xảy ra. Trong khoảng thời gian từ bây giờ và tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của bạn (các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng loại tăm bông cỡ thông thường và không gây đau).

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

  • Xét nghiệm máu trước khi có thai
  • Xét nghiệm chức năng gan trước khi mang thai

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc