Bà bầu ăn hồng: Lợi hay hại còn tùy vào cách ăn!

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

Bà bầu ăn hồng: Lợi hay hại còn tùy vào cách ăn!

Trong các loại trái cây, quả hồng chín có nguồn chất xơ dồi dào nhất, gấp 2 lần so với các loại quả khác. Hơn nữa, hồng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin A, C, sắt, canxi, magie… Ăn hồng thường xuyên có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, ho…, đồng thời cũng có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp.

Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng bà bầu ăn hồng không đúng cách cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, từ đó tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi ăn hồng, mẹ bầu tham khảo nhé!

Bà bầu ăn hồng: Lợi hay hại còn tùy vào cách ăn!

Bà bầu ăn hồng đúng cách sẽ có lợi cho sức khỏe, nhưng ăn sai, hậu quả lại khôn lường

1/ Tránh ăn hồng lúc đói

Không riêng gì quả hồng mà tất cả các loại trái cây khác đều không phù hợp để ăn lúc đói. Khi đói bụng, dạ dày sẽ tiết nhiều a-xít hơn, kết hợp với các chất trong trái cây sẽ tạo chất kết tủa, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.

Với hồng, do chứa nhiều pectin và a-xít tannic nên khi kết hợp với chất a-xít trong dạ dày sẽ tạo thành chất kết tủa cực mạnh, có thể lưu lại trong dạ dày tạo thành sỏi, dẫn đến tắc nghẽn tiêu hóa.

2/ Bà bầu bị tiểu đường nên hạn chế ăn hồng

Hàm lượng đường trong quả hồng khá cao, khoảng hơn 10%. Hơn nữa, lại là đường dễ hấp thụ. Vì vậy, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, tốt nhất nên hạn chế ăn hồng, tránh tình trạng đường trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

3/ Hồng dễ gây sâu răng

Giống như nhiều loại thực phẩm ngọt khác, sau khi bà bầu ăn hồng nên xúc miệng lại với nước, hoặc đánh răng. Tránh tình trạng những mảng hồng nhỏ còn bám lại trên răng, dẫn đến sâu răng. Dưới tác động của các hormone thai kỳ, nguy cơ sâu răng của bà bầu thậm chí cao hơn so với bình thường nên càng cần lưu ý kỹ.

Bà bầu ăn hồng: Lợi hay hại còn tùy vào cách ăn!

Mang bầu dễ bị sâu răng, vì sao?
Mang bầu kéo theo rất nhiều tác dụng phụ phiền toái và khó chịu, trong đó có sâu răng. Nguyên nhân chính do đâu, bầu cần làm gì để chăm sóc răng miệng trong thai kỳ?

4/ Bà bầu ăn hồng nên bỏ vỏ

Chất tanin trong quả hồng tập trung nhiều nhất ở vỏ. Vì vậy, khi ăn bầu nên bỏ vỏ, vừa giúp giữ trọn vẹn vị ngon, ngọt của quả hồng, vừa không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

5/ Không ăn hồng và thịt ngỗng

Ngoài thịt ngỗng, những thực phẩm giàu protein như tôm, cua, cá… đều không thích hợp ăn kèm với hồng. Vì protein kết hợp với tanin trong hồng sẽ tạo thành protein a-xít tannic. Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây tử vong.

6/ Hồng và rượu: Không thể kết đôi!

Rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết, kết hợp với tanin tạo thành chất sền sệt, dính nhầy. Kết hợp thêm với cellulose có thể tạo thành cục máu đông, gây khó tiêu hóa, lâu dần sẽ dẫn đến tắc ruột.

Ngoài ra, uống rượu khi mang thai sẽ gây nguy hiểm cho quá trình phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, chết lưu. Tốt nhất, không chỉ khi ăn hồng, bà bầu nên nói “Không” 100% với rượu, bia trong suốt thai kỳ.

7/ Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang có hàm lượng tinh bột cao, khi ăn cùng với hồng sẽ gây kết tủa gây khó tiêu, lại khó đào thải ra ngoài, dễ gây sỏi trong dạ dày.

8/ Bà bầu không nên ăn quá nhiều hồng

Hàm lượng tanin quá cao trong quả hồng có thể gây ức chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì vậy, bà bầu không nên ăn quá nhiều hồng, nhất là những mẹ bầu bị thiếu máu.

9/ Bà bầu có vấn đề tiêu hóa không nên ăn hồng

Bà bầu có vấn đề tiêu hóa, tiêu chảy, ốm nghén nặng, chức năng dạ dày kém không nên ăn hồng, vì có thể làm các vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.

Bà bầu ăn hồng: Lợi hay hại còn tùy vào cách ăn!

Chế độ ăn uống cho bà bầu: Món nào tốt cho hệ tiêu hóa?
Dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng, nhưng ăn nhiều mà hấp thụ chẳng bao nhiêu hóa ra lại công cốc. Vì vậy, mẹ bầu lúc nào cũng phải chăm sóc hệ tiêu hóa để duy trì sức khỏe bản thân, đồng thời giúp bé cưng trong bụng phát triển toàn diện nhất.

Gợi ý cách chọn hồng

Có 2 loại hồng: hồng giòn và hồng mềm. Hồng giòn thường ăn lúc còn tươi, chưa chín mềm, quả màu vàng, hơi vuông. Hồng mềm nên ăn khi quả chín đỏ, bởi hồng mềm chưa chín sẽ có màu nâu sậm, bên ngoài có một lớp sáp và có vị hơi đắng, chát.

Khi lựa hồng, mẹ nên chọn những quả cầm mềm tay. Cẩn thận tránh làm dập, xước phần vỏ. Với những quả hồng đã chín, mẹ nên bảo quản trong tủ lạnh. Đây cũng là cách đơn giản để loại bỏ bớt vị chát của hồng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc