Bà bầu ăn mì tôm: Cẩn thận không nguy!
Với thành phần chủ yếu tinh bột, muối, bột ngọt, các loại hương vị…, mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền gần như không cung cấp một lượng vitamin, khoáng chất nào cho cơ thể. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho thấy, mì tôm và các chất bảo quản trong đó rất khó tiêu hóa hoàn toàn, thậm chí sau hàng giờ nằm trong hệ tiêu hóa. Với các mẹ bầu, những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, mì tôm càng không phải là lựa chọn phù hợp.
Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều không khuyến khích bà bầu ăn mì tôm
Không chỉ vậy, một nghiên cứu được công bố trên American Journal of Hypertension năm 2014 cho thấy hàm lượng muối quá cao trong thành phần mì ăn liền là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tim mạch và cao huyết áp. Lượng muối trung bình trong một gói mì tôm 100 gram có thể lên đến 2,7 gram, vượt quá nhu cầu muối hàng ngày của một người trưởng thành.
Cùng năm 2014, một nghiên cứu khác trên Tạp chí Dinh dưỡng cũng cho thấy, nếu ăn mì ăn liều nhiều hơn 2 lần/tuần, nguy cơ mắc Hội chứng chuyển hóa sẽ tăng 68% so với những người không ăn, ngay cả khi bạn vẫn tập thể dục và thường xuyên ăn những món ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Hội chứng chuyển hóa là thuật ngữ dùng để chỉ những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
Ngoài những tác hại trên, bà bầu ăn mì tôm thường xuyên cũng có thể gặp một số vấn đề sức khỏe sau:
– Khó tiêu hóa cũng như thiếu hụt chất xơ, bà bầu ăn mì tôm có thể làm tình trạng táo bón khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.
– Xét về dinh dưỡng, mì tôm hoàn toàn không cung cấp một lượng vitamin hay khoáng chất nào, kể cả lượng chất xơ. Vì vậy, ăn nhiều mì tôm có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
– Nguy cơ dẫn đến tình trạng béo phì và các vấn đề có liên quan như: cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim.
– Chứa nhiều phosphat, chất giúp cải thiện mùi vị, ăn nhiều mì ăn liền có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa canxi của cơ thể, từ đó dẫn đến nguy cơ loãng xương, cũng như tăng nguy cơ hình thành các vấn đề răng miệng.
– Mì ăn liền thường chứa một số chất phụ gia như: chất bảo quản, chất chống oxy hóa, phosphate… để tạo mùi cũng như kéo dài thời gian sử dụng. Những hóa chất này tồn tại, tích lũy một thời gian dài có thể gây những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Kích thước bụng bầu: Dấu hiệu báo động sức khỏe?
Ngay từ khi bụng bầu vừa "nhú", hẳn mẹ đã nghe không ít dự đoán về thai nhi chỉ dựa trên hình dáng bụng. Chưa rõ thực hư thế nào, nhưng nhìn kích thước bụng bầu, mẹ có thể thử chẩn đoán sức khỏe bản thân
Bà bầu ăn mì tôm: Ăn đúng cách mới an toàn!
Mì tôm không phải lựa chọn dinh dưỡng hoàn hảo, nhưng lại là món ăn dễ gây nghiện với nhiều người. Nếu cũng là một trong số đó, bạn nên tham khảo cách nấu mì sau đây. Tuy hơi mất thời gian, nhưng đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
– Luộc sơ trước khi nấu: Đầu tiên, bạn đổ nước sôi vào mì, chờ cho đến khi sợi mì hơi nở, đổ bỏ lượng nước này đi. Đổ thêm nước vào mì, sau đó mới bỏ gói gia vị vào.
Để sợi mì không dính lại với nhau, nhà sản xuất thường thêm một lớp sáp bọc bên ngoài sợi mì. Luộc sơ mì là cách đơn giản nhất để loại bỏ lớp sáp này. Hơn nữa, cách này cũng giúp bạn loại bớt phần nào chất béo không lành mạnh hoặc những hóa chất khác có trong mì ăn liền.
– Giảm lượng muối: Bỏ hết thì mất vị, nhưng ăn nhiều lại ảnh hưởng sức khỏe. Cách tốt nhất trong trường hợp này là chỉ nên sử dụng một nửa gói gia vị đi kèm. Đặc biệt, với gói dầu trong mì, bạn nên nói “Không 100%”. Nghiên cứu cho thấy gói dầu có thể làm hạn chế khả năng hấp thu dinh dưỡng từ những nguồn thực phẩm khác.
Lưu ý: Hàm lượng bột ngọt trong mì khi tiếp xúc với nước sôi có thể bị biến đổi cấu trúc và chuyển thành chất độc. Vì vậy, bạn nên chờ nước bớt nóng mới cho gói gia vị vào.
Những lợi ích khi mẹ bầu "né" muối, đường
Tất cả các mẹ bầu đều chú trọng chuyện ăn uống khi mang thai, bởi đó là chìa khóa cho một thai kỳ khỏe mạnh. Không chỉ món ăn, mà cả việc nêm nếm những gia vị như đường, muối cũng cần được chú ý để giữ gìn một chế độ dinh dưỡng cân bằng, tốt cho sức khỏe
– Thêm chất cho tô mì: Để khắc phục nhược điểm thiếu dinh dưỡng của mì tôm, mẹ bầu có thể chủ động bổ sung chất khi chế biến. Chẳng hạn, bạn có thể thêm rau, thịt hoặc trứng vào mì, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa làm món ăn thêm ngon. Lưu ý, bầu nên chế biến rau, thịt trước khi cho vào mì. Đồng thời, cũng đừng cho quá nhiều, bạn nhé!
– Tránh uống quá nhiều nước mì: Uống hết nước mì là thói quen của rất nhiều người, nhưng lại không tốt cho sức khỏe, bởi hàm lượng muối và dầu quá nhiều trong nước mì. Để tránh bản thân cảm thấy tiếc nuối, bạn có thể đổ bớt một nửa lượng nước, chỉ để lại một lượng nước mì vừa phải để nếm lấy vị.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.