Bà bầu ăn trứng nhiều có tốt không?
1/ Giá trị dinh dưỡng của từng loại trứng
Protein là thành phần cơ bản trong cả lòng trắng lẫn lòng đỏ của trứng. Chúng tập trung chủ yếu 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, hơn nữa lại cực kỳ tương thích với tỉ lệ bên trong cơ thể.
Ăn nhiều trứng khi mang thai liệu có tốt?
Ngoài chất béo trung tính, trứng còn chứa nhiều lexithin, thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển đại não và hệ thần kinh của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Trước khi giải đáp thắc mắc khi mang thai ăn trứng nhiều có tốt không, cùng MarryBaby tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của các loại trứng mẹ hay ăn thường ngày nhé!
-Trứng gà: Khi bà bầu ăn trứng gà, protein từ trứng gà được cơ thể hấp thu dễ dàng, do các mô cấu thành nên axit amin của nó gần như tương đồng với các mô thức tổ thành bên trong cơ thể. Lexithin, glixerin, cholesterol và các dưỡng chất có trong lòng đỏ trứng gà rất có ích cho sự phát triển hệ thần kinh. Colin, giải phóng sau khi lexithin được tiêu hóa, là chất cực kỳ quan trọng trong việc truyền dẫn thần kinh.
-Trứng vịt: Có thể mùi vị trứng vịt không thơm bùi như trứng gà, nhưng dưỡng chất từ loại trứng này không vì thế mà kém hơn. Muối vô cơ và vitamin A trong trứng vịt cao bằng trứng gà, rất tốt cho sức khỏe.
-Trứng ngỗng: Nhiều người cho rằng ăn trứng ngỗng khi mang thai con sinh ra sẽ thông minh, trắng trẻo. Tuy chưa có bất cứ thông tin chính thức nào từ phía khoa học kết luận rằng bà bầu ăn trứng ngỗng rất tốt cho trí thông minh của con, nhưng vì thế cũng không nên phủ nhận giá trị dinh dưỡng từ loại trứng này. Chứa nhiều vitamin, protein, chất béo, muối vô cơ, trứng ngỗng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục năng lượng, giảm mệt mỏi, uể oải.
Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng?
Chị em chắc hẳn đã từng được nghe bà bầu nên ăn trứng ngỗng khi mang thai. Tuy nhiên, thực tế bà bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không, trứng ngỗng có lợi ích tác hại gì cho thai phụ thì không phải ai cũng rõ.
-Trứng cút: Lượng axit amin và lexithin cao trong thành phần, trứng cút là lựa chọn thực phẩm lý tưởng giúp bổ máu, giảm các bệnh như viêm khí quản, suy nhược thần kinh, huyết áp cao,…
–Trứng lộn: Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.
2/ Khi mang thai ăn trứng nhiều có tốt không?
Ngoài những dưỡng chất dồi dào kể trên, không thể phủ nhận trứng chứa hàm lượng lớn cholesterol. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi bà bầu băn khoăn liệu ăn nhiều trứng có làm tăng quá mức lượng cholesterol trong cơ thể?
Thực tế, các nhà khoa học đã kết luận bệnh tim mạch chẳng có mối liên quan gì với chuyện ăn trứng mỗi ngày. Ngược lại, trứng chứa hàm lượng cholesterol tốt, giúp cân bằng cholesterol xấu trong cơ thể.
Theo đó, mẹ bầu có thể yên tâm ăn khoảng 6-7 quả trứng gà/vịt mỗi tuần nếu không gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào liên quan đến cholesterol và huyết áp cao. Nếu mắc bệnh tim mạch, lượng trứng lý tưởng là 4 quả mỗi tuần. Quan trọng mẹ bầu cần biết cách chế biến lành mạnh, hạn chế chiên rán thường xuyên để phòng sự hấp thu chất béo chuyển hóa vào cơ thể.
Về trứng vịt lộn, mẹ bầu nên hạn chế ăn hằng ngày vì quá nhiều chất dinh dưỡng có thể gây bệnh huyết áp, tiểu đường, tạo protein xấu, đồng thời gây tích lũy thừa vitamin A dưới da gây bong tróc, ảnh hưởng đến sự hình thành xương.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.