Bà bầu bị cảm, cẩn thận trong điều trị kẻo tiền mất tật mang!

shape

01 Th01

Cha Mẹ TốtTh01 01, 2020

Bà bầu bị cảm, cẩn thận trong điều trị kẻo tiền mất tật mang!

Vì đang mang thai nên các mẹ bầu bị cảm không thể dùng thuốc tùy tiện để chữa trị. Nhưng nếu để tình trạng cảm cúm của thai phụ kéo dài khả năng năng ảnh hưởng đến thai nhi rất cao và sẽ để lại những di chứng sau này. Khi đó, những cách trị cảm cúm cho bà bầu theo dân gian sẽ vừa rất an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao.

Bị cảm khi mang thai là gì?

Khi chị em nói rằng mình bị cảm trong thai kỳ thì cần phân biệt rõ giữa cảm lạnh và cảm cúm. Cách phòng và điều trị của 2 bệnh này khác nhau. Đặc biệt là khi mẹ bầu bị cảm cúm, virus gây cảm cúm không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi rất lớn.

Cảm lạnh là do siêu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc miệng. Có nhiều loại virus khác nhau gây cảm lạnh (có trên 100 virus).

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus influenza gây ra. Có 3 loại cảm cúm chính là  A, B và C.

Bà bầu bị cảm, cẩn thận trong điều trị kẻo tiền mất tật mang!

Do thay đổi cơ địa nên các mẹ bầu dễ bị cảm hơn người bình thường

Mẹ bầu bị cảm cúm có nên xông?

Xông lá là một cách chữa cảm cúm hiệu quả và được rất nhiều người tin dùng. Tuy xông hơi giải cảm có thể chữa cúm nhanh chóng mà không cần dùng thuốc, phù hợp với nhiều đối tượng.

Song các bác sĩ khuyến cáo: Mẹ bầu không nên xông hơi giải cảm khi bị cảm cúm. Điều này có thể làm ảnh hưởng thậm chí nguy hiểm đến thai nhi vì lý do sau:

  • Khi bà bầu ngồi trong chăn kín với nồi nước xông rất nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng tới bào thai. Các tế bào có thể bị phá hủy và ngăn cản quá trình đưa khí oxy đến với em bé.
  • Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
  • Do áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi. Bạn có thể bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp. Bà bầu nên luôn giữ huyết áp ổn định, vì huyết áp thấp làm giảm số lượng máu dẫn đến cho thai nhi.
  • Bên cạnh đó, nếu bất cẩn với nồi nước xông nhiệt độ cao bạn có thể bị bỏng, gây tổn hại không nhỏ đến sức khỏe của chính mình và của em bé.

Mẹ bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị cảm có thể bị viêm phế quản và nặng hơn là viêm phổi nếu bị cảm khi mang thai. Một số trường hợp có thể bị viêm tai giữa, sốc nhiễm khuẩn, viêm màng não nhưng ít gặp.

Ngoài ra, nếu bị cảm cúm khi mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có nguy cơ sinh non cao, thai chết lưu hoặc bị dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi.

Bà bầu bị cảm, cẩn thận trong điều trị kẻo tiền mất tật mang!

Hiện tượng rỉ ối và những thông tin bầu cần "thuộc lòng"
Hiện tượng rỉ ối tức là bầu nhận thấy có dung dịch không màu chảy ra từ âm đạo. Đó có thể chỉ là cảm giác nhỏ giọt hoặc các tia phun liên tục.

Triệu chứng cảm lạnh của bà bầu

Cảm cúm là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus gây ra. Các bà bầu hãy nghĩ tới khả năng mình đã bị nhiễm cúm khi có các triệu chứng sau:

  • Sốt cao khoảng 38-39 độ C.
  • Rét run, cảm giác ớn lạnh
  • Đau đầu, mệt mỏi
  • Có thể kèm theo đau họng, ho khan hoặc ho có đờm
  • Hắt hơi, sổ mũi nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
  • Đau nhức cơ bắp, ăn không ngon miệng

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu

Nếu bà bầu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm.

Với các máy siêu âm 4D hiện đại ngày nay, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của thai như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống…hay dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não… Việc bỏ thai hay không phải cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản.

Bà bầu bị cảm, cẩn thận trong điều trị kẻo tiền mất tật mang!

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu cần cẩn thận khi bị cảm để tránh dị tật thai nhi

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa

Khi các mẹ đã mang thai tháng thứ 4, 5, 6 thì cũng không nên quá lo lắng khi bị cảm cúm. Bởi từ tháng thứ 4, bà bầu đã vượt qua 3 tháng đầu của thai kỳ.

Bây giờ là giai đoạn hình thành nên các tổ chức cố định của thai, những tai biến sản khoa thường sẽ ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi hơn ở những giai đoạn khác.

Tuy nhiên mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan, hãy duy trì lịch khám thai định kỳ để kiểm soát tình hình sức khỏe của bản thân cũng như kịp thời phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở thai nhi.

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối

Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, việc bà bầu bị cảm cúm không cần gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như 3 tháng đầu hoặc giai đoạn giữa thai kì. Ở thời kì này, thai nhi cũng đã hình thành và phát triển đến mức độ nhất định.

Tuy ở giai đoạn cuối thai kì an toàn hơn các giai đoạn còn lại, song phụ nữ đang mang thai vẫn nên hết sức thận trọng khi chữa trị cảm cúm.

Đối với những trường hợp có biểu hiện sốt nhẹ, hãy chườm mát tự nhiên để nhiệt độ cơ thể ổn định. Không dùng thuốc hạ sốt bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Bà bầu bị cảm, cẩn thận trong điều trị kẻo tiền mất tật mang!

Uống nước ép tỏi là biện pháp giải cảm hữu hiệu cho thai phụ

Phòng tránh cảm cúm cho thai phụ

Để phòng tránh cảm cúm bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
  • Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Mẹ có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
  • Mẹ bầu nên hạn chế ra đường. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn nên cẩn thận mang theo áo khoác, váy chống nắng, ô che, áo mưa đề phòng thay đổi thời tiết
  • Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
  • Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không năm ngay hướng quạt vào mặt và lấy một chiếc khăn mỏng trùm lên cổ.
  • Tra thuốc nhỏ mũi nếu có dấu hiệu ngạt mũi hay mũi nhiễm bụi.

Những phương pháp trên không chỉ dùng được với các bà bầu bị cảm mà ngay cả người bình thường cũng có thể áp dụng. Đó là những cách điều trị vừa hiệu quả vừa an toàn, giúp bạn nhanh chóng bình phục mà không để lại một số hậu quả như nhờn thuốc, suy giảm miễn dịch, dị ứng thuốc…

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc