Bà bầu bị căng cứng bụng: Nguyên nhân vì đâu?

shape

01 Th01

Julia PhạmTh01 01, 2020

Bà bầu bị căng cứng bụng: Nguyên nhân vì đâu?

Không chỉ lo lắng cho sức khỏe bản thân, trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ còn lo lắng thêm cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mọi sự biến đổi của cơ thể, dù nhỏ cũng có thể làm mẹ lo lắng. Đặc biệt, tình trạng bà bầu bị căng cứng bụng là một trong những thay đổi nhiều mẹ gặp phải nhất. Vì sao vậy? Mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân nhé!

Bà bầu bị căng cứng bụng: Nguyên nhân vì đâu?

Những nguyên nhân bà bầu bị căng cứng bụng

1. Bà bầu bị căng cứng bụng vì tử cung lớn dần

Mang thai 3 tháng đầu, thai nhi còn nhỏ nên hầu hết các mẹ sẽ không cảm nhận được. Tuy nhiên, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần và tử cung cũng phải lớn lên để thích nghi với thai nhi.

Sự phát triển mỗi ngày một lớn của thai nhi trong tử cung sẽ làm tăng diện tích tại khoang chậu giữa bàng quan và trực tràng gây áp lực lên tử cung. Từ tử cung, lại tạo áp lực lên thành bụng, hiện tượng căng cứng bụng lúc này sẽ càng trở nên rõ rệt hơn.

2. Bụng cứng khi mang thai do khung xương thai nhi phát triển

Thai nhi nằm gọn trong tử cung ngày một lớn dần cũng chính là nguyên nhân làm bà bầu bị căng cứng bụng. Lúc này, khung xương của thai nhi đang bắt đầu phát triển và tăng dần về kích thước. Vì vậy, mỗi lần bé cử động hay quẫy đạp, mẹ bầu sẽ thường cảm nhận những cơn gò nhẹ rất rõ. Đừng quá lo mẹ nhé! Những cơn gò cứng bụng lúc này là dấu hiệu cho thấy, con yêu đã cứng cáp hơn.

Bà bầu bị căng cứng bụng: Nguyên nhân vì đâu?

Cảm nhận cú "tung chưởng" của con
Mẹ có cảm giác thể nào khi nhận thấy chuyển động của bé trong bụng mẹ? Trong từng giai đoạn khác nhau và tùy từng cảm nhận của mẹ, mỗi lần tung chưởng của con sẽ mang lại những cảm xúc khác nhau.

3. Cân nặng của mẹ cũng góp phần

Không chỉ có nguyên nhân từ thai nhi, việc bụng cứng khi mang thai cũng có thể do mức cân nặng của bà bầu. Mẹ bầu gầy, người mỏng, bụng ít mỡ thường có cảm giác bụng bị căng cứng sớm hơn những mẹ bầu có thể trạng lớn. Một số mẹ bầu sẽ chỉ thực sự cảm thấy những cơn gò bụng từ 3 tháng cuối nếu tăng cân nhiều hơn vào khoảng thời gian này.

4. Bụng căng cứng khi mang thai do táo bón

Khoảng thời gian mang thai, các mẹ bầu thường được khuyên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển và lớn mạnh đều đặn của thai nhi. Tuy nhiên nếu không đảm bảo được chế độ ăn uống hợp lý sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh táo bón trầm trọng. Có thể mẹ không biết, nhưng táo bón cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị căng cứng bụng đấy nhé!

Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày, tránh hạn chế ngồi lâu một chỗ.

Bà bầu bị căng cứng bụng: Nguyên nhân vì đâu?

"Hô biến" chứng táo bón khi mang thai
Thật là khổ sở khi đã mệt rã rời mà lại còn bị táo bón, mẹ bầu nhỉ? Thực ra, chìa khóa để thoát khỏi nỗi phiền toái này lại nằm ngay trong tay bạn. Cùng "ngâm cứu" nhé

5. Tâm trạng khi mang thai

Giai đoạn mang thai, không chỉ là quá trình thay đổi của mẹ từ sinh lý cho đến hình dáng bên ngoài, mà đó còn là những thay đổi từ trong tâm lý hàng ngày của mẹ. Vì thế, việc giữ tâm trạng cân bằng và ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực hơn đến tâm lý thai nhi, tránh hiện tượng bà bầu bị căng cứng bụng diễn ra. Việc mang trong mình một sinh linh bé bỏng là cả thiên chức của người làm mẹ. Thay vì quá lo, mẹ nên thả lỏng cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ để thai nhi phát triển ổn định nhất.

Mỗi ngày mẹ nên dành một chút thời gian để thư giãn và trò chuyện nhiều hơn cùng thai nhi nhé. Mẹ có khỏe mạnh thì bé mới khỏe mạnh.

 

Bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?

Biết được những dấu hiệu sắp sinh sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chào đời của con yêu. Chính vì vậy, nhiều bà bầu bị căng cứng bụng rất lo lắng, bởi có ý kiến cho rằng bụng căng cứng là một trong những dấu hiệu sắp sinh non.

Thực tế, bụng căng cứng khi mang thai khi mang thai là hiện tượng bình thường, có thể xảy ra do tâm trạng thay đổi, cân nặng hoặc do tình trạng táo bón. Mẹ bầu không cần quá lo nếu gặp phải những cơn gò cứng bụng nhẹ. Chỉ khi triệu chứng bụng căng cứng đi kèm với dấu hiệu nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút…, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc