Bà bầu bị ngứa bụng phải làm gì?

shape

01 Th01

Martin NguyenTh01 01, 2020

Bà bầu bị ngứa bụng phải làm gì?

Ngứa khi mang thai là một trong những nỗi phiền toái khó chịu nhất mà các mẹ bầu phải trải qua. Bên cạnh cảm giác ngứa ở những vùng da như cánh tay, chân hay lưng thì rất nhiều bà bầu bị ngứa ở phần bụng. Vì đây là phần cơ thể cần được nâng niu nhất khi mang thai, mẹ bầu có thể làm gì để chống lại cảm giác muốn gãi soàn soạt ở vùng bụng đang ngứa ngáy?

5 bước để bà bầu giảm ngứa bụng

Bà bầu bị ngứa bụng có thể áp dụng những cách dưới đây để xoa dịu làn da.

1. Dùng xà phòng dịu nhẹ

Cũng giống như khi chọn sản phẩm chăm sóc da cho em bé, việc chon sữa tắm cho mẹ bầu cũng nên được lưu tâm. Mẹ nên chọn những loại sữa tắm có độ pH cân bằng ở mức 4,5 đến 5,5 sẽ giúp làn da không bị khô. Tình trạng khô da khi mang thai sẽ khiến mẹ đã ngứa lại càng thêm ngứa.

Bà bầu bị ngứa bụng phải làm gì?

Trên thực tế, bà bầu bị ngứa bụng là trường hợp phổ biến nhất trong những ca bị ngứa khi mang thai

2. Đừng quên dưỡng ẩm

Vì da bụng của mẹ bị kéo giãn đồng thời với sự giãn nở của tử cung bên trong sẽ rất dễ dẫn tới rạn da và tình trạng khô da ở những vùng da này. Kèm theo đó, cảm giác ngứa ngáy cũng không ngừng tăng lên. Để giảm ngứa, bên cạnh việc chọn sữa tắm đúng cách, mẹ bầu cũng cần chú ý dưỡng ẩm cho vùng da bụng. Mẹ có thể chọn các loại kem dưỡng ẩm có dán nhãn an toàn cho bà bầu hoặc dùng các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu olive để cải thiện tình trạng khô da ở bụng. Thời gian dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm, mẹ nhớ nhé!

3. Giữ áo quần luôn khô ráo

Quần áo ẩm ướt dễ kích thích cảm giác ngứa ngáy trỗi dậy mạnh mẽ. Với những bà bầu bị ngứa ở bụng hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đừng quên việc giữ cho quần áo luôn khô ráo. Nếu bạn làm những công việc khiến quần áo bị dính nước ướt như rửa chén, lau dọn nhà cửa… thì nên thay quần áo khô ngay sau đó.

4. Uống nhiều nước

Nước giúp cân bằng độ ẩm cho làn da, vậy nên nếu mẹ muốn da bụng bớt ngứa thì nên uống nhiều nước để chống khô da.

Bà bầu bị ngứa bụng phải làm gì?

Uống nước khi mang thai, bao nhiêu là đủ?
Cơ thể cần nước để duy trì các hoạt động trao đổi chất diễn ra một cách bình thường. Bạn có thể không ăn nhưng cần nước để duy trì sự sống. Đặc biệt, trong thời gian mang thai, nhu cầu nước của cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều. Liệu mẹ bầu đã uống đủ nước khi mang thai?

5. “Kết bạn” với nha đam và yến mạch

Hẳn mẹ đã thấy nha đam và yến mạch xuất hiện trong nhiều loại mặt nạ dưỡng da. Đối với các bà bầu bị ngứa, nhất là ở vùng bụng thì đây chính là lựa chọn an toàn và hiệu quả.

Cách 1: Dùng lá nha đam tươi, rửa sạch và gọt bỏ gai và vỏ. Dùng phần thịt nha đam trong suốt để đắp lên vùng bụng bị ngứa. Nha đam sẽ xoa dịu và mang đến cảm giác mát lạnh cho làn da.

Cách 2: Bỏ bột yến mạch vào nước tắm và ngâm phần bụng một lúc để giảm ngứa. Nếu không có bột yến mạch, mẹ có thể thay thế bằng các loại xà phòng, sữa tắm có thành phần từ yến mạch.

Mẹ cũng có thể dùng viên vitamin E bôi trực tiếp lên những vùng da ngứa.

Những điều nên tránh

1. Tắm nước nóng

Nước nóng và nhiệt độ là những yếu tố kích thích cơn ngứa bùng nổ trên làn da. Để ngăn ngừa sự khó chịu trên bụng, mẹ bầu nên tránh tắm nước quá nóng hoặc tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn.

2. Gãi ngứa

Thật khó để kiềm chế cảm giác muốn gãi thỏa thuê để thoát khỏi sự ngứa ngáy thường trực. Thế nhưng, mẹ vẫn nên ghi nhớ tránh việc gãi ngứa. Gãi càng nhiều, làn da của mẹ càng bị kích thích và càng trở nên dễ tổn thương hơn.

3. Tự mua thuốc

Để biết chắc chắn những cơn ngứa của mình không liên quan đến một bệnh nào đó như ứ mật thai kỳ hay dị ứng, mẹ nên được thăm khám cẩn thận trước khi dùng thuốc. Dùng thuốc không thích hợp chẳng những không giúp giảm ngứa mà còn có thể đưa các chất có hại vào cơ thể.

Bà bầu bị ngứa bụng phải làm gì?

Dị ứng khi mang thai: Bệnh Pemphigoid và chốc lở herpes
Bệnh Pemphigoid và chốc lở herpes hiếm gặp, nhưng lại nguy hiểm với phụ nữ mang thai do có những triệu chứng nghiêm trọng như phồng rộp, mưng mủ. Bệnh là nguyên nhân của tình trạng sinh non, thai chết lưu…

Bà bầu bị ngứa: Khi nào đáng lo?

Những mẹ bầu có biểu hiện ngứa kèm theo các dấu hiệu dưới đây nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác vấn đề mình đang gặp phải:

  • Bị ngứa ở các phần khác nhau trên cơ thể như bụng, đùi, tay… mà không liên quan đến vấn đề ngứa da hay khô da.
  • Những cơn ngứa dữ dội xuất hiện khắp nơi.
  • Trên da xuất hiện những mảng đỏ và ngứa.
  • Ngứa kèm theo da mặt vàng, thiếu sức sống, buồn nôn, khó chịu ở đường ruột và phía trên bụng bên phải, ngứa nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân.

Những bà bầu bị ngứa sẽ trải qua một thai kỳ thêm phần vất vả. Tuy chưa thể xác định nguyên nhân chính xác khiến mẹ phải trải qua cảm giác đáng ghét này, mẹ vẫn có thể áp dụng nhiều biện pháp đơn giản và an toàn để xoa dịu làn da, đuổi cơn ngứa “bay xa”.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc