Bà bầu bị ngứa có đáng lo ngại?

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

Bà bầu bị ngứa có đáng lo ngại?

Bà bầu bị ngứa có đáng lo ngại?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa, bao gồm tình trạng thay đổi hormone và nhiều bệnh lý khác nhau

Những nguyên nhân thường gặp khiến bà bầu bị ngứa

    • Thay đổi hormone: Giải thích cho hiện tượng bà bầu bị ngứa, các chuyên gia cho rằng, đó là do thay đổi hormone estrogen trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt, ở 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể tăng cân nhiều khiến các vùng da ở bụng, đùi, ngực… càng bị căng, giãn và rạn sẽ làm cho mẹ bầu ngứa ngáy nhiều hơn. Cơ thể nổi nhiều nốt ban đỏ như mề đay, khô sần khiến các mẹ bầu phải gãi luôn tay.
    • Dị ứng: Dị ứng là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng ngứa ngáy trên da. Đối với các bà bầu bị ngứa, hãy thử kiểm trai xem mình có bị dị ứng với thức ăn, dị ứng với sự thay đổi thời tiết hay một nhân tố nào đó trong môi trường, ví dụ bụi bẩn bụi xi măng, lông thú, đồ len, dạ…
    • Stress: Sức khỏe tinh thần kém cũng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất đấy mẹ ạ. Stress không chỉ khiến mẹ cảm thấy luôn ù lì, mệt mỏi mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa ngáy trên làn da.
    • Có tiền sử bệnh về da: Chàm khô, vảy nến hoặc các bệnh về da khác có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, ở 3 tháng cuối thai kỳ thường xuất hiện chứng viêm chân lông, sẩn mủ ở nang lông càng khiến cho bà bầu ngứa ngáy hơn. Khó chịu đi kèm theo đó là chứng bệnh viêm da dị ứng cũng xuất hiện trong giai đoạn mẹ bầu mang thai lúc 20-21 tuần tuổi. Bạn sẽ thấy cơ thể nổi nhiều mảng đỏ như mề đay, lúc đầu xuất hiện quanh rốn, sau đó chúng lan sang lưng, bàn chân, bàn tay…
    • Các bệnh khác: Ngoài ra, bà bầu bị ngứa còn có thể là do mắc chứng thủy đậu… Triệu chứng của các bệnh này là nổi mẩn, bọng nước hoặc kết mủ trên da và sốt kéo dài. Trong thời gian các mụn nước vỡ ra và liền sẹo, bà bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu.Thủy đậu là một bệnh cần đề phòng khi mang thai. Nếu mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng đầu, khả năng sảy thai là rất cao. Nếu mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng giữa, tỷ lệ dị tật ở thai nhi có thể bị mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Ngoài ra, bệnh thủy đậu phát ra trong vòng 5 ngày trước khi sinh có thể là tai họa cho bé.

Ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?

Tình trạng ngứa ở bà bầu có thể xem vô hai nếu ngứa ngáy chỉ vì do thay đổi hormone. Nếu có nguyên nhân từ bệnh lý, tình trạng ngứa da cần được theo dõi cẩn thận. Chẳng hạn, có những mẹ bầu khô da và ngứa là do chứng ứ mật trong gan. Biểu hiện của bệnh này là chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi kèm theo đó là chứng vàng da. Với tình trạng ngứa do bệnh lý này, mẹ cần nhập viện ngay để điều trị gấp vì rất có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi và có khả năng mẹ sinh non cao.

Nếu như ngứa là do thay đổi hormone thì mẹ bầu không nên lo lắng, tuy nhiên, nếu việc ngứa ngáy quá mức gây ra tình trạng bứt rứt khó chịu làm mẹ gãi chảy máu, trầy xước da dẻ thì ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, mẹ vẫn nên đến gặp bác sỹ để tham vấn.

Bà bầu bị ngứa có đáng lo ngại?

Ngứa khi mang thai: Cẩn thận ứ mật thai kỳ!
Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là hội chứng Obstetric Cholestasis là căn bệnh hiếm gặp và chỉ xảy ra đối với bà bầu. Trung bình cứ 1000 người mang thai sẽ có 1 người mắc phải. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ nhưng tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với...

Dùng là khế đánh bay chứng ngứa ngáy

Có rất nhiều lời khuyên giúp mẹ bầu giảm bớt chứng ngứa ngáy trong giai đoạn bầu bì, tuy nhiên, có một cách được nhiều mẹ rỉ tai nhau về độ hiệu quả, đó là dùng là khế. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư – Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi, trong dân gian thường dùng lá khế để trị sơn ăn, mẩn ngứa, lở loét sung đau do dị ứng. Mẹ bầu có thể sử dụng lá khế để nấu nước lau người trị ngứa.

Bà bầu bị ngứa có đáng lo ngại?

Lá khế là bài thuốc truyền thống để trị các chứng mẩn ngứa, mề đay

Cách làm:

Chuẩn bị: Lá khế tươi 200 g, 2 thìa cà phê muối trắng, nửa quả chanh, 2 lít nước.

Cách làm: Lá khế rửa sạch cho vào nồi vò nát, sau đó cho nước, muối trắng vào rồi đun sôi. Sau khi nước đã sôi, mẹ mở vung ra ra để nước còn âm ấm thì vắt quả chanh vào, dùng khăn mềm thấm nước khế lau người, và chườm kỹ những vùng da bị ngứa. Sau đó tắm lại với nước sạch.  Ngoài ra, chị em có thể dùng lá khế tươi cho và chảo rang héo ở nhiệt độ vừa phải thì dùng lá xát lên vùng da bị ngứa. Cứ đắp lên chỗ ngứa vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì ngưng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc