Bà bầu bị táo bón có nên rặn, rặn nhiều có bị sảy thai?

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

Bà bầu bị táo bón có nên rặn, rặn nhiều có bị sảy thai?

Táo bón là nỗi ám ảnh mà không một ai muốn gặp phải, đặc biệt là phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó như cơ địa hay thói quen ăn uống không khoa học, các chị em lại khiến triệu chứng này trở thành người bạn đồng hành bất đắc dĩ trong thai kỳ. Bà bầu bị táo bón có nên rặn trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Táo bón khi mang thai là gì?

Đây là một triệu chứng thường của hầu hết phụ nữ mang thai nhưng tuyệt nhiên không phải bệnh lý như nhiều phụ nữ mang thai lầm tưởng. Táo bón là hậu quả của chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không khoa học, thiếu vận động hoặc do một số bệnh lý khác gây nên.

Bà bầu bị táo bón có nên rặn, rặn nhiều có bị sảy thai?

Táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý bà bầu

Táo bón liên quan đến sự lưu chuyển của những chất thải rắn và nhỏ trong đường ruột. Nó liên quan đến sự thống nhất chứ không phải là sự đều đặn của các chuyển động trong ruột. Càng nằm lâu trong ruột, nước có trong chất thải bị tái hấp thu vào trong cơ thể càng nhiều hơn.

Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu

Sự thay đổi về lượng hoóc-môn là nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón khi mang thai. Vì trong thai kỳ, mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hoóc-môn giới tính để hỗ trợ việc thả lỏng các cơ và tăng cường sự phát triển của thai nhi. Hiện tượng này lại mang đến tác động không mong muốn lên đường ruột, tạo sự khó khăn trong việc đào thải các chất dư thừa qua hậu môn và dẫn đến tình trạng táo bón.

Thêm vào đó, vì sự phát triển của thai nhi về kích thước đã vô tình tạo áp lực lên vùng xương chậu nên khiến các mẹ đi tiêu khó hơn. Đồng thời, việc tăng cân nhanh và ít vận động cơ thể cũng là những thủ phạm khiến táo bón trở thành người bạn đồng hành bất đắc dĩ trong suốt thai kỳ.

Cũng chính sự thay đổi về lượng hoóc-môn khiến vị giác của mẹ bầu cũng có chút khác. Một số chị em có xu hướng ăn các món chứa nhiều chất sắt, protein và nạp ít chất xơ, nước cho cơ thể. Chế độ ăn uống không lành mạnh này sẽ làm đường ruột quá tải, dẫn đến việc không đào thải kịp và gây nên triệu chứng táo bón ở mẹ bầu.

Bà bầu bị táo bón có nên rặn, rặn nhiều có bị sảy thai?

Mẹ bầu "lăn tăn" điều gì khi mang thai?
Mang thai là hành trình đầy ắp những điều mới lạ, bất thường và đôi khi còn nhiều nỗi xấu hổ lẫn sợ hãi. Dưới đây là 10 thắc mắc phổ biến nhất các mẹ bầu sau sinh hay gặp nhưng vì tính chất riêng tư, tế nhị mà nhiều chị em không tiện kể cho bác sĩ.

Bà bầu bị táo bón phải làm sao?

Phải thật bình tĩnh và tuân theo lời dặn dò của bác sĩ. Mẹ không nên chủ động tự mua thuốc điều trị, nguy hiểm cho mẹ và bé.

Bà bầu bị táo bón có nên rặn?

Lời khuyên cho bạn là không nên rặn vì hành động này sẽ kích thích các cơn co tử cung, dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non hay các biến chứng nguy hiểm khác. Hơn thế nữa, nếu mẹ rặn nhiều sẽ làm hậu môn dễ bị nứt, gây ra hiện tượng nhiễm trùng hậu môn, là tiền đề của bệnh trĩ và ung thư đại tràng.

Táo bón sẽ khiến cho một số mẹ bầu lo ngại khi đi tiêu. Tuy nhiên, bạn không nên nhịn mà cần phải “giải quyết” ngay. Điều này sẽ giúp các chất cặn bã được đào thải dần và sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng táo bón trong thai kỳ.

Mẹo cho mẹ bầu là nếu vượt qua 3 tháng đầu thai kỳ, có thể dùng tay xoa theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn đế hỗ trợ nhu ruột già hoạt động, giúp làm mềm phân. Nếu mang thai dưới 3 tháng hay đang trong tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu không nên thực hiện mẹo này vì dễ khiến sinh non, sảy thai.

Bà bầu bị táo bón có được dùng thuốc thụt?

Nói chung, bà bầu nên tránh dùng các loại thuốc. Thuốc thụt giúp dễ đi tiêu cũng vậy, chỉ dùng khi thật cần thiết. Quan trọng nhất là  điều chỉnh chế độ ăn uống vệ sinh thích hợp như thêm nhiều chất xơ của rau quả vào thức ăn, uống nhiều nước, hoạt động thân thể và tập thói quen đi cầu…

Bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao?

Khi mang thai, do sự phát triển của thai nhi đã vô tình tạo nên áp lực lên vùng chậu của mẹ bầu. Hiện tượng này dẫn đến việc bạn phải tăng số lần tiểu tiện. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống ít nước hơn vì sẽ làm triệu chứng táo bón khó thuyên giảm.

Do đó, uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày không chỉ giúp cung cấp độ ẩm cho da mà còn xoa dịu những cơn táo bón. Các mẹ nên uống 1 ly nước vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm mật ong hoặc sữa tươi nóng, có tác dụng nhuận tràng rất tốt.

Bà bầu bị táo bón có nên rặn, rặn nhiều có bị sảy thai?

Uống nhiều nước và bổ sung rau xanh vào chế độ ăn là cách hiệu quả để “trị” táo bón

Hơn thế nữa, một chế độ ăn uống khoa học vừa giúp bạn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể vừa là trợ thủ đắc lực để đẩy lùi các cơn táo bón. Mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn và hạn chế dùng các món ăn quá cay hay quá nóng. Đồng thời, việc giảm các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và sắt sẽ là bí quyết giúp các mẹ cải thiện triệu chứng táo bón.

Cách chữa táo bón cho bà bầu

Mẹ có thể áp dụng một số mẹo nho nhỏ sau đây:

  • Tập thói quen ngồi trong nhà vệ sinh mà không bị ảnh hưởng mỗi ngày. Có thể là 5-10 phút sau khi ăn sáng, trưa hay tối. Mang theo một cuốn sách, tạp chí nhưng tuyệt nhiên không phải điện thoại. Cố gắng thư giãn.
  • Để có thể ngồi xổm lâu hơn trong nhà vệ sinh bầu có thể tập theo tư thế: Nghiêng về phía trước với khuỷu tay trên đầu gối, đầu gối sẽ có nhiệm vụ đỡ một phần trọng lượng.
  • Tránh bỏ qua các tín hiệu cơ thể giục phải đi vệ sinh.

Bà bầu nên và không nên ăn gì khi bị táo bón?

Riêng với táo bón, bà bầu nên bổ sung nhiều rau xanh và nước:

  • Thêm rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày: các loại rau lá, xà lách, bông cải…
  • Bà bầu văn phòng có thể mang theo trái cây sấy khô và các loại hạt đặc biệt là hạnh nhân, quả hạch Brazil, nho, mơ và mận.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì và đậu lăng.
  • Nước lọc, nước trái cây và nước khoáng /soda cần bổ sung nhiều hơn

Cần kiêng cữ một số loại thực phẩm

  • Tránh uống quá nhiều cà phê. Điều này có thể ảnh hưởng việc lợi tiểu/ mất nước ,ảnh hưởng tổng hợp gây ra táo bón.
  • Tránh ăn các loại ngũ cốc được bóp vụn, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Bà bầu bị táo bón có nên rặn, rặn nhiều có bị sảy thai?

"Bỏ túi" những loại rau tốt cho bà bầu
Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai. Chúng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ. Vậy, bạn đã biết hết những loại rau tốt cho bà bầu chưa?

Qua bài viết này, chắc hẳn các mẹ đã giải đáp được thắc mắc bà bầu bị táo bón có nên rặn? Để giúp đẩy lùi người bạn đồng hành không mong muốn này, bạn nên duy trì thói quen uống nước đầy đủ và một chế độ ăn khoa học.

Ngoài ra, nếu triệu chứng trở nặng, mẹ bầu đau bụng khi mang thai nên đi khám ngay để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi cũng như sức khoẻ của bản thân trong suốt thai kỳ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc