Bà bầu cần những xét nghiệm nào?

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

Bà bầu cần những xét nghiệm nào?

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt 9 tháng thai kỳ, bạn nên thực hiện rất nhiều xét nghiệm thai. Tuy chỉ cần làm các xét nghiệm cần thiết khi mang thai, nhưng việc hiểu được mục đích cũng như quá trình rất quan trọng.

Đây là tiền đề để bạn quyết định, liệu những xét nghiệm sau có thực sự cần thiết.

Những xét nghiệm trước khi mang thai

Đây là các xét nghiệm khi mang thai cần thiết giúp mẹ chuẩn bị đầy đủ sức khỏe cho thai kỳ sắp tới.

Xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh (Rhesus)

Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện mỗi người chúng ta có đến 30 hệ nhóm máu khác nhau nhưng quan trọng nhất là hệ nhóm máu ABO và hệ Rh.

Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cấu và kháng thể trong huyết thanh của người đó.

Ví dụ: hệ ABO có 4 nhóm máu A, B, O, AB và hệ Rh có chủ yếu 5 nhóm D, C, E trong đó kháng nguyên D có tính sinh miễn dịch cao nhất.

Bà bầu cần những xét nghiệm nào?

Xét nghiệm nhóm máu khá quan trọng trong thai kỳ của mẹ

Những người phụ nữ mang thai luôn được kiểm tra nhóm máu hệ ABO và hệ Rh. Nếu mẹ có nhóm Rh âm và thai nhi có nhóm Rh dương (không hòa hợp hệ Rh), thì cơ thể mẹ có thể sản xuất kháng thể Anti D tấn công và phá hủy hồng cầu thai nhi.

Tai biến thường hiếm khi xảy ra ở lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, những lần mang thai sau đó có thể xảy ra những tai biến rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến cả mẹ và thai nhi.

Tầm soát công thức máu của mẹ bầu

Xét nghiệm công thức máu trước hết để xác định tình trạng thiếu máu và có cần bổ sung thêm sắt hay không, bởi việc mang thai sẽ làm bệnh thiếu máu do thiếu sắt trở nên tồi tệ hơn.

Xét nghiệm máu cũng để xác định nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu và xác định yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con.

Xét nghiệm sẽ cho biết bạn âm tính hay dương tính với Rh. Nếu bạn âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể làm thai nhi bị đào thải hoặc trẻ sẽ tử vong ngay khi sinh.

Bên cạnh đó, các xét nghiệm khi mang thai cần thiết còn bao gồm xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường hay trục trặc về chức năng thận hay không.

Xét nghiệm viêm gan B

Các bệnh lý ở gan như viêm gan siêu vi B, C có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai. Ngoài ra, bé cũng có thể bị lây nhiễm trong quá trình sinh và quá trình chăm sóc như khi mẹ cho con bú, mớm…

Bà bầu cần những xét nghiệm nào?

Các bệnh về gan cũng ảnh hưởng lớn đến thai nhi nên mẹ cần quan tâm

Vì vậy, trước khi mang thai, bạn cần xét nghiệm chức năng gan nhằm tầm soát các nguy cơ mắc bệnh về gan đối với thai nhi. Và nên tiến hành trong 3 tháng trước khi quyết định mang thai.

Có nhiều cách làm xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, nhưng cách phổ biến là kiểm tra tĩnh mạch, xét nghiệm máu. Nếu người mẹ dương tính với các bệnh này, bác sĩ sẽ tư vấn bạn có nên sinh con lúc này hay không và cách phòng bệnh cho bé.

Xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) được truyền từ cha mẹ sang con theo cơ chế di truyền lặn, đứa trẻ sinh ra mắc bệnh chỉ khi cả bố và mẹ là người mang gen bệnh.

Như vậy, người mang gen Thalassemia hoàn toàn có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh nếu kết hôn với người không mang gen. Quy trình xét nghiệm phát hiện người mang gen Thalassemia có thể thực hiện theo từng bước:

Bước đầu tiên là thực hiện tổng phân tích tế bào máu với chi phí xét nghiệm không đáng kể; Căn cứ vào kết quả xét nghiệm bác sỹ sẽ chỉ định bước xét nghiệm

Thứ hai là định lượng thành phần huyết sắc tố, sau đó có thể cân nhắc làm xét nghiệm sinh học phân tử để xác định đột biến gen.

Trong trường hợp hai người cùng mang gen kết hôn thì với các biện pháp chẩn đoán trước sinh (như chẩn đoán di truyền trước khi chuyển phôi hoặc chẩn đoán trên tế bào ối) vẫn sẽ có những đứa trẻ không mang bệnh Thalassemia ra đời.

Bà bầu cần những xét nghiệm nào?

Xét nghiệm ADN cho thai nhi xâm lấn hay không xâm lấn?
Xét nghiệm ADN cho thai nhi được cho là giúp xác định tính huyết thống trong gia đình chính xác nhất? Sự thật có đúng như vậy?

Xét nghiệm rubella, sởi, thủy đậu và quai bị

Rubella, sởi, thủy đậu và quai bị là các căn bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Tuy nhiên điều nguy hiểm là 30% người bị bệnh không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ.

Phương pháp phổ biến nhằm phát hiện virus gây bệnh rubella, sởi, thủy đậu và quai bị là xét nghiệm máu. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.

Vậy nên, chị em cần làm những xét nghiệm này ít nhất 3 tháng trước khi dự định mang thai. Mục đích là để kiểm tra xem bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không và nếu cần thiết thì bạn nên tiêm phòng ngừa trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.

Xét nghiệm HIV, giang mai, herpes, lậu

Sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như: HIV/ AIDS, giang mai, herpes và viêm gian B hoặc C, bệnh lậu và Chlamydia cũng nên được thực hiện sớm. Điều quan trọng là phải ngăn ngừa các bệnh lây truyền sang thai nhi.

STDs có thể gây một loạt các biến chứng cho bé như: nhiễm trùng mắt (do bệnh lậu và chlamydia), hoặc sẩy thai, thai chết lưu (do giang mai). Dùng thuốc có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ lây nhiễm HIV từ 25% đến 7%.

Trong trường hợp viêm gian B, nếu virus được điều trị sớm trong thai kỳ, khả năng lây nhiễm sang bé sẽ giảm dưới 10%. Chlamydia, giang mai và bệnh lậu có thể được chữa khỏi bằng thuốc khánh sinh an toàn cho bé.

Bà bầu cần những xét nghiệm nào?

Các căn bệnh xã hội là điều mẹ cần căn nhắc khi đi xét nghiệm thai

Các xét nghiệm khi mang thai cần làm

Sau khi đã đón nhận tin vui, mẹ nhớ tiếp tục thực hiện các xét nghiệm sau đây để bảo vệ an toàn cho bé yêu nhé!

Xét nghiệm dị tật thai nhi

Ngày nay có rất nhiều phương pháp để có thể giúp bác sĩ nhanh chóng phát hiện được sự bất thường của bào thai, vào một trong những phương pháp phổ biến nhất là:

  • Siêu âm độ mờ da gáy: Đây là một trong những xét nghiệm sàng lọc trước sinh, nhằm xác định nguy cơ mắc phải hội chứng Down ở thai nhi. Thông thường, bạn nên làm xét nghiệm này ở tuần thứ 11 đến thứ 14 của thai kỳ là tốt nhất.
  • Triple test: Nếu như không xác định được làm xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là tốt nhất, thì nên thực hiện phương pháp này trong khoảng thời gian từ tuần 16-18 của thai kỳ nhằm xác định được dị tật ở thai nhi.
  • Chọc ối: Phương pháp này nên tiến hành từ tuần 15-19 của thai kỳ, nhằm chỉ ra các rối loạn nhiễm sắc thể của thai nhi.
  • Siêu âm 4D: Đây là phương pháp trước khi sinh sẽ mang lại hiệu quả rõ ràng nhất, trong việc phát hiện dị tật ở thai nhi từ tuần 22-24. Khi tiến hành siêu âm 4D, sẽ cho thấy rõ hình thái của nhai nhi khi bị các vấn đề về dị dạng, sứt môi, nhịp tim…

Xét nghiệm Double test và Triple test

Cả hai xét nghiệm Double test và Triple test đều nhằm mục đích tìm ra nguy cơ các dị tật mang tính di truyền. Trong đó:

  • Xét nghiệm Double test giúp xác định nguy cơ mắc các hội chứng: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18) và hội chứng Trisomy 13 (thừa NST 13).
  • Xét nghiệm Triple test giúp xác định nguy cơ mắc các hội chứng: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18) và dị tật ống thần kinh.

Bà bầu cần những xét nghiệm nào?

Mẹ cũng cần làm thêm các xét nghiệm dị tật thai nhi

Lưu ý: Dù là gì, xét nghiệm Double test hay xét nghiệm Triple test thì cả hai đều không khẳng định mà chỉ tìm ra bất thường và chỉ rõ nguy cơ mắc dị tật là cao hay thấp.

Nguy cơ cao không khẳng định thai nhi chắc chắn sẽ dị tật và ngược lại nguy cơ thấp không chắc chắn thai nhi bình thường.

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ

Nếu thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao đối với tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm thử glucose trước tuần thứ 24 của thai kỳ.

Nếu kết quả là bình thường, bạn sẽ được tầm soát một lần nữa vào tuần 24 đến 28. Khi đến kiểm tra, bác sẽ tiến hành lấy mẫu máu để kiểm tra đường huyết lúc đói.

Sau đó, mẹ bầu sẽ được cho uống một lượng dung dịch glucose. Cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, bác sĩ có thể kết luận bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm máu cho bà bầu

Trong lịch trình khám thai, bạn sẽ có các xét nghiệm khi mang thai liên quan đến máu. Một số xét nghiệm được áp dụng cho tất cả phụ nữ mang thai và một số xét nghiệm khác chỉ được yêu cầu thực hiện khi bạn có nguy cơ mắc một chứng bệnh nào đó.

Mục đích của tất cả các xét nghiệm là để đảm bảo thai kỳ của bạn được an toàn hơn và kiểm tra xem thai nhi có khỏe mạnh không.

Bà bầu cần những xét nghiệm nào?

Nếu không muốn, bầu có thể “từ chối” một vài loại xét nghiệm máu

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và dành thời gian cân nhắc trước khi quyết định. Các nhân viên y tế cũng sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các xét nghiệm này. Dưới đây là danh sách tất cả các xét nghiệm được đề nghị trong thai kỳ:

Các xét nghiệm về máu:

• Nhóm máu: Biết rõ nhóm máu của mình sẽ rất hữu ích trong trường hợp bạn cần được truyền máu. Ví dụ khi bạn bị xuất huyết nặng trong quá trình mang thai hoặc sinh nở.

Xét nghiệm máu sẽ cho biết nhóm máu của bạn là Rh âm hay Rh dương. Phụ nữ có nhóm máu Rh dương có thể cần được chăm sóc đặc biệt để hạn chế nguy cơ mắc bệnh Rhesus.

• Bệnh Rhesus: Người mang nhóm máu Rhesus dương sẽ có kháng thể D trên bề mặt hồng cầu, còn người mang nhóm máu Rhesus âm không có kháng thể này.

Phụ nữ mang nhóm máu Rhesus âm có thể mang thai em bé mang nhóm máu Rhesus dương nếu cha của bé mang nhóm máu Rhesus dương.

Nếu một lượng nhỏ máu của thai nhi xâm nhập vào máu của người mẹ trong quá trình mang thai hay sinh nở, người mẹ có thể sản xuất kháng thể chống lại các tế bào Rhesus dương (hay còn gọi là kháng thể anti-D).

Điều này thường không ảnh hưởng đến quá trình mang thai hiện tại, nhưng nếu lần sau mẹ lại mang thai bé mang nhóm máu Rhesus dương, phản ứng miễn dịch sẽ mạnh hơn và cơ thể sẽ sản xuất nhiều kháng thể hơn.

Những kháng thể này có thể xâm nhập qua nhau thai và phá hủy các tế bào máu của thai nhi, gây ra bệnh Rhesus, hay còn gọi là chứng huyết tan ở trẻ sơ sinh. Điều này dẫn đến bệnh thiếu máu và vàng da ở trẻ.

Kháng thể anti-D dạng tiêm sẽ giúp phụ nữ mang nhóm máu Rhesus âm không tiếp tục sản sinh kháng thể chống lại thai nhi.

Phụ nữ mang thai có nhóm máu Rhesus âm và chưa phát triển kháng thể sẽ được tiêm kháng thể anti-D vào tuần thứ 28-34 của thai kỳ cũng như sau khi sinh em bé. Điều này an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Tiểu đường: Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn nếu bạn thừa cân, có tiền sử tiểu đường, có họ hàng mắc bệnh tiểu đường. Nếu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, bác sĩ sẽ gợi ý bạn thực hiện các xét nghiệm trong thai kỳ, bao gồm xét nghiệm máu.

Bà bầu cần những xét nghiệm nào?

Xét nghiệm đường huyết khá quan trọng trong thai kỳ

Thiếu máu: Thiếu máu khiến bạn mệt mỏi và giảm khả năng chịu đựng với sự mất máu trong suốt quá trình sinh nở. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu, bác sĩ sẽ kê toa thuốc bổ sung sắt và acid folic cho bạn.

Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp bạn xác định và phát hiện một số bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ như:

RubellaNếu bị rubella vào giai đoạn sớm của thai kỳ, bệnh có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thai nhi. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nếu các kết quả xét nghiệm cho thấy miễn dịch giảm hoặc không có miễn dịch.
Bệnh giang maiBạn sẽ được xét nghiệm để tầm soát loại bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, có thể dẫn đến nguy cơ sẩy thai và chết non nếu không được chữa trị.
Viêm gan siêu vi BVirus viêm gan B có thể gây bệnh gan nghiêm trọng và có khả năng truyền sang thai nhi nếu bạn mang virus hoặc bị nhiễm virus trong quá trình mang thai. Thông thường, em bé sẽ không bị bệnh nhưng lại có nguy cơ cao bị nhiễm trùng kéo dài và mắc phải bệnh gan nghiêm trọng sau đó. Có thể tiêm phòng cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa lây nhiễm. Nếu bị viêm gan siêu vi B, bạn sẽ được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa.
Viêm gan CNếu nhiễm virus, bạn sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Hiện nay, chưa có biện pháp phòng ngừa virus này. Xét nghiệm viêm gan C không được thực hiện định kỳ trong quy trình chăm sóc tiền sản. Nếu nghĩ mình có nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để sắp xếp làm xét nghiệm.
HIVHIV có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở hay cho bú. Trong lịch trình chăm sóc sức khỏe tiền sản, bạn sẽ được xét nghiệm HIV với kết quả được giữ kín. Nếu bạn dương tính với HIV, cả bạn và thai nhi sẽ được điều trị và chăm sóc để giảm thiểu nguy cơ lan truyền bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu khi mang bầu

Khi đi khám thai, bạn sẽ được yêu cầu lấy mẫu bước tiểu để kiểm tra một vài chỉ số như hàm lượng protein hoặc albumin. Nếu những chất này xuất hiện, có thể bạn đang mắc phải một căn bệnh truyền nhiễm nào đó cần được điều trị.

Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu của triệu chứng tiền sản giật. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, tiền sản giật cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu, trong đó có tai biến mạch máu.

Có khoảng 5% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này trong thai kỳ của mình.

Kiểm tra cân nặng trong thai kỳ

Vào mỗi buổi khám thai, mẹ bầu sẽ được kiểm tra cân nặng để xác định liệu cân nặng của bạn có đang trong mức an toàn không. Những phụ nữ có cân nặng vượt mức so với chiều cao sẽ gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về sức khỏe trong suốt thai kỳ.

Hầu hết phụ nữ sẽ tăng khoảng 10-12.5kg khi mang thai, chủ yếu là từ tuần thứ 20. Phần lớn số cân nặng này là do em bé đang lớn lên trong bụng mẹ.

Bà bầu cần những xét nghiệm nào?

Mẹ bầu xét nghiệm sàng lọc trước sinh từ tuần thứ mấy, ở đâu?
Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh thường được thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các mẹ bầu đều cần xét nghiệm này.

Bên cạnh đó, cơ thể của bạn cũng đang tích trữ chất béo để tạo sữa sau khi sinh. Trong thai kỳ, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện đều đặn.

Kiểm tra huyết áp trong thai kỳ

Kiểm tra huyết áp là “thủ tục” cần thiết, không thể thiếu trong mỗi buổi khám thai. Dù huyết áp cao hoặc thấp hơn bình thường, bầu cũng có thể gặp nguy hiểm.

Thông thường, huyết áp của mẹ bầu thường có xu hướng hạ thấp trong giai đoạn đầu và giữa, và tăng cao hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Đây không phải là vấn đề lớn, nhưng bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có sự điều chỉnh hợp lý.

Các xét nghiệm khi mang thai khá nhiều và phức tạp. Tuy nhiênviệc thực hiện những xét nghiệm thai này sẽ giúp mẹ bầu theo dõi được tiến triển của thai nhi. Đồng thời giúp chị em có những can thiệp kịp thời nếu có những biến chứng bất lợi xảy ra.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc