Bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì trong tháng cuối?
3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm mẹ nên uống nước dừa vừa phải. Tác dụng của nước dừa với bà bầu lúc này vẫn vẹn nguyên giá trị như thủa tam cá nguyệt thứ 2 uống “thả ga”. Cán mốc 38 tuần thai rồi mẹ đừng băn khoăn về chuyện bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì nữa nhé!
Uống nước dừa tháng cuối, lưu ý gì?
Thời điểm cuối tháng thứ 8, đầu tháng thứ 9, tức là khoảng tuần thai thứ 36-37 mẹ nên uống một lượng nước dừa vừa phải, thay vì 2 trái thì giảm xuống 1 trái. Lợi ích khi uống nước dừa giai đoạn nước rút khi mang thai mang lại lợi ích rất cao, rất tốt.
Đây là những khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc bà bầu. Cụ thể, uống nước dừa tháng thứ 9 có thể cải thiện được tình trạng tóc và da bị lão hóa của mẹ bầu. Ngoài ra, nước dừa còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất, chất béo và các vitamin thiết yếu cho cả mẹ và bé. Nước dừa cũng giúp mẹ bầu khắc phục tốt vấn đề táo bón, đầy bụng, ợ hơi…
Bà bầu có thể uống nước dừa từ đầu thai kỳ nhưng tùy thời điểm mà bổ sung nhiều hay ít
Tuy nhiên, vì đây là giai đoạn quan trọng trước khi sinh nên mẹ cũng cần lưu ý:
- Không nên uống quá nhiều nước dừa, chỉ nên uống 3-4 lần/ tuần
- Không nên uống buổi tối vì đây là nguyên nhân khiến bầu bị đầy hơi và khó tiêu
- Không nên uống nước dừa khi cảm thấy mệt mỏi
- Mẹ nên chọn mua dừa còn trong buồng để tránh dừa ngâm hóa chất
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa nếu bà bầu có tiền sử suy nhược hoặc huyết áp thấp
- Có thể bổ sung nước dừa bằng cách nấu các món thịt kho dừa, cá lóc kho dừa…
Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ?
Nước dừa được ca tụng là "thức uống của bà bầu", tuy nhiên có bao giờ bạn thắc mắc: Bà bầu uống nước dừa bao nhiêu là đủ?
Dinh dưỡng cần “tăng tốc” bổ sung tháng cuối thai kỳ
Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung lượng thực phẩm như sau:
- Ngũ cốc (Chọn loại nguyên hạt là tốt nhất): 6 đến 11 phần.
- Trái cây: 2 đến 4 phần
- Rau: Từ 4 phần trở lên
- Sữa và thực phẩm từ sữa: 4 phần
- Các thực phẩm giàu đạm: 3 phần mỗi ngày
- Nước: Ít nhất 2 lít mỗi ngày
Trong chế độ ăn của bà bầu lúc này nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Đồng thời, mẹ bầu cần giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành, đậu phộng, tinh bột…
Dinh dưỡng tháng cuối quan trọng hơn cả vì là tiền đề giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn
Ăn nhiều các món ăn thanh đạm vừa giúp cân bằng dinh dưỡng lại hạn chế tăng cân nhanh mà thai nhi vẫn đủ chất. Mẹ nên dùng dầu thực vật khi chiên, xào. Ăn ít các món chính, bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, các chế phẩm từ sữa…
Vitamin có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm hoặc viên uống tổng hợp. Cần nhất là vitamin A để tăng sức đề kháng, vitamin D giúp quá trình hấp thụ canxi dễ dàng.
Tháng thứ 9, mẹ không nên ăn quá nhiều muối vì đây là giai đoạn dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp. Trong thời gian này, thai phụ không nên ăn nhiều đồ ngọt, lượng đường trong cơ thể tăng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
Sẵn sàng chờ ngày chuyển dạ
Tháng cuối, ngoài việc lo ăn uống sao cho đủ chất, vào con mà không nên vào mẹ, áp dụng một số mẹo dân gian để chuyển dạ nhanh thì cũng là thời điểm cần chuẩn bị một số điều:
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc sinh đẻ
Thời khắc quan trọng nào rồi cũng sẽ đến và qua đi. Nếu quá lo lắng và sợ đẻ thì mẹ càng khó vượt cạn hơn. Trong điều kiện y học ngày càng hiện đại, biến chứng sản phụ ít đi đồng nghĩa với việc tuyệt đại đa số quá trình sinh con diễn ra thuận lợi. Cứ tự tin gặp con yêu là ổn cả, không có gì đáng sợ.
Chồng phải sẵn sàng cùng vợ
Càng gần đến ngày sinh, cả hai vợ chồng càng cảm thấy lo lắng. Chồng còn lo hơn vợ không biết khi nào vợ “bể chum” mà đi làm về cho kịp. Để giải tỏa tâm trạng này, bạn cần cùng chồng theo học một số lớp trải nghiệm tiền sản trước đó hoặc đọc những kiến thức có liên quan và tìm hiểu những tình huống có thể xảy ra. Chồng phải giữ thái độ bình tĩnh để cho vợ có tâm lý tự tin và thoải mái đối mặt với quá trình sinh đẻ.
4 bệnh viện cho phép chồng "vượt cạn" cùng vợ
Vươt cạn cùng vợ là một cách thể hiện sự quạn tâm, chia sẻ lo lắng và cùng chứng kiến khoảnh khắc hạnh phúc khi bé yêu chào đời của ông bố hiện đại.
Tháng cuối thai kỳ, chuyện bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì cần được quan tâm song hành cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý mới có thể vượt cạn mẹ tròn con vuông.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.