Bác sĩ hé lộ 6 sự thật phũ phàng cho mẹ có dấu hiệu chuẩn bị sinh

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2020

Bác sĩ hé lộ 6 sự thật phũ phàng cho mẹ có dấu hiệu chuẩn bị sinh

Mọi sự thật không phải là sự thật nữa khi mẹ thực sự bước vào phòng sinh và đối mặt với những cơn gò chuyển dạ đau điếng người. Tất cả hình dung trước đó về cuộc vượt cạn đều không chính xác. Mẹ có dấu hiệu chuẩn bị sinh cứ thuận theo tự nhiên để “chiến đấu” nhé.

Bác sĩ hé lộ 6 sự thật phũ phàng cho mẹ có dấu hiệu chuẩn bị sinh

Đời không như là mơ và sinh đẻ không giống như trong phim

Ngay cả các bác sĩ sản khoa, nếu đã từng sinh con cũng thật khó chia sẻ cụ thể với mẹ về hành trình của mình. Với kinh nghiệm dày dạn, khả năng chuyên môn cao nhưng đôi khi vẫn phụ thuộc vào tự nhiên. 5 sự thật phũ phàng mà các bác sĩ đúc kết dưới đây giúp mẹ có thêm góc nhìn về ngày chuyển dạ.

Sinh nở không giống như trên phim

Chắc chắn rồi, làm gì có bà đẻ nào sắp sinh mà… đẹp như trên phim. Thi vị hóa, thẩm mỹ hóa những gì liên quan đến sinh nở. Có một điều chắc chắn rằng các ca sinh thường khá dễ dàng, suôn sẻ và dễ dàng. Phân đoạn ngắn sẽ là: Vợ ra máu báo, đau đẻ liên tục chồng nhanh chóng đưa tới bệnh viên, sau một phân cảnh là mẹ tròn con vuông.

Thưc tế thì sao: Từ đau đẻ tới cổ tử cung mở 1-3 phân rồi nhích dần lên 5-10 phân có khi mất cả ngày. Quy trình vỡ ối cũng vậy, không ào ạt như phim mà là cả một quá trình dài, khó khăn và đau đớn.

Ngày dự sinh à, quên nó đi

Mang thai 9 tháng 10 ngày, trông cho sắp tới ngày dự sinh nhưng cận kề rồi nhưng vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ. Hoặc tại sao lại sinh sớm trước 1-2 tuần nhỉ?

Thực tế ngày dự kiến sinh không phải lúc nào cũng đúng 100% và mẹ không cần lo lắng. Điều quan trọng là thai kỳ khỏe mạnh, mẹ khám thai định kỳ và không phát hiện dấu hiệu bất thường gì, thai nhi phát triển tốt.

Bác sĩ hé lộ 6 sự thật phũ phàng cho mẹ có dấu hiệu chuẩn bị sinh

55 điều mẹ bầu nên làm khi quá ngày dự sinh
Sau 9 tháng mang thai dài đằng đẵng, cuối cùng mẹ bầu đã sắp cán đích. Tuy nhiên, tại sao đến ngày sự sinh mà chưa sinh? Thay vì hoang mang, lo lắng và quá bồn chồn, bạn có thể thực hiện 55 điều gợi ý dưới đây. Quá ngày dự sinh là lại có thêm thời gian chuẩn bị, sao phải lăn tăn?

Mỗi bác sĩ một chiêu rặn đẻ 

Đó là lý do vì sao có câu “đỡ đẻ mát tay”. Bác sĩ cũng tùy kinh nghiệm của mỗi người. Bà bầu cũng mỗi người mỗi tánh, quy trình vượt cạn khác nhau nên dựa theo đó,  mỗi bác sĩ sẽ hướng dẫn cách rặn, thở khác nhau. Các mẹ có thể tham gia lớp học tiền sản trước để học về cách thở và rặn, sau đó có thể hỏi ý kiến bác sĩ đỡ đẻ về cách mình thực hiện.

Kết hợp giữa kinh nghiệm bản thân và hướng dẫn của bác sĩ để có thể vượt cạn thành công.

La hét, mất kiểm soát

Tâm lý chung, khi bước vào phòng sinh tâm lý của mẹ bị xao động bởi những tiếng la hét của các mẹ xung quanh. Khi chưa xuất hiện cơn đau, nhiều mẹ rất tự tin, thoải mái nhưng cơn gò ngày càng dày hơn mẹ sẽ nhanh chóng mất kiểm soát.

Bác sĩ hé lộ 6 sự thật phũ phàng cho mẹ có dấu hiệu chuẩn bị sinh

Chỉ những ai đã từng đau đẻ mới hiểu cơn đau ấy đau như thế nào

Cơn đau đẻ phải đau mới biết

Ai chưa từng đau đẻ, chỉ nghe qua, xem clip thì những gì bạn tưởng tưởng ra chỉ bằng 1/10 sự thật thôi. Nhất là đối với những người cổ tử cung mở chậm, phải truyền dịch kích cơn gò nhanh, dồn dập. 10 người thì 9 người đau tới phát khóc.

Ngay cả khi bạn yêu cầu gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau nhưng thực tế thì bạn vẫn phải “hứng chịu” sự hành hạ của các cơn gò tử cung dồn dập cho đến khi cổ tử cung mở đủ 4 cm. Phương pháp này có vẻ không hoàn hảo cho lắm, bởi phụ nữ chọn phương án gây tê ngoài màng cứng thường phải kết thúc với lựa chọn sinh mổ. Đẻ không đau nghĩa là giảm đau về sau chứ không phải giảm đau từ đầu chí cuối.

Bác sĩ hé lộ 6 sự thật phũ phàng cho mẹ có dấu hiệu chuẩn bị sinh

55 điều mẹ bầu nên làm khi quá ngày dự sinh
Sau 9 tháng mang thai dài đằng đẵng, cuối cùng mẹ bầu đã sắp cán đích. Tuy nhiên, tại sao đến ngày sự sinh mà chưa sinh? Thay vì hoang mang, lo lắng và quá bồn chồn, bạn có thể thực hiện 55 điều gợi ý dưới đây. Quá ngày dự sinh là lại có thêm thời gian chuẩn bị, sao phải lăn tăn?

Sinh thường, khâu tầng sinh môn là nỗi ám ảnh

Sinh tự nhiên ngoài cơn đau đẻ thì sau khi sinh còn một nỗi ám ảnh mang tên các mũi khâu tầng sinh môn. Người ta vẫn gọi đó là các mũi khâu sống. Tức là, mẹ tỉnh tào vừa bế con da kề da vừa cảm nhận từng đường kim mũi chỉ luồn qua thớ thịt.

Tuy nhiên, vượt qua tất cả, việc gặp được con yêu mới là điều quan trọng. Sinh con là một trải nghiệm tuyệt vời của phụ nữ. Chỉ là mẹ bầu sắp vỡ chum đừng quá kỳ vọng viển vông, nên chắc rằng mình có hiểu biết cơ bản về những gì sắp diễn ra.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc