Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn WHO
Dựa trên bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn, mẹ có thể biết được liệu bé cưng có đang phát triển bình thường không. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ không nên quá lo khi bé có vẻ nhẹ cân hơn so với các bé khác, bởi mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Miễn bé vẫn tăng trưởng đều đều cả về cân nặng và chiều cao là được mẹ nhé!
Hơn nữa, theo các chuyên gia, sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh chỉ là một trong những yếu tố để đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý đến các cột mốc phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.
Thông tin “thú vị” về giai đoạn phát chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
- Với trẻ sơ sinh đủ tháng, cân nặng sẽ dao động trong khoảng 3,2 đến 3,8 kg, chiều cao khoảng 50 đến 53. Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên kiểm tra chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ đến hết 12 tháng sau sinh.
- Trẻ 6 tháng tuổi có cân nặng gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu, bé trai có xu hướng nặng cân và cao hơn so với các bé gái. Điều này rất bình thường. Mẹ không cần quá lo nhé!
- Tốc độ tăng trưởng của bé tăng rất nhanh trong năm đầu tiên. Chiều cao của trẻ có thể tăng trung bình 2,5cm/ tháng trong 6 tháng đầu, và 1,5cm/ tháng trong 6 tháng tiếp theo. Tuy nhiên, trong năm thứ 2 và thứ 3, tốc độ này sẽ có xu hướng chậm lại.
- Trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức có mức tăng trưởng như nhau trong những tháng đầu đời. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 trở đi, các bé uống sữa công thức thường có mức tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa sữa công thức tốt hơn sữa mẹ đâu.
Theo các chuyên gia, so với sữa công thức, sữa mẹ có thành phần dinh dưỡng cân đối, đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, cho con bú sữa mẹ còn bổ sung cho bé nguồn kháng thể phong phú, dù là sữa công thức tiên tiến nhất cũng không đáp ứng được.
Một số lưu ý khi tiến hành đo chiều cao, cân nặng của trẻ nhỏ
- Thời điểm thích hợp để đo chiều cao của bé chính xác nhất là vào buổi sáng
- Ở độ tuổi từ 0 – 12 tháng khi đo chiều cao cho bé, mẹ có thể đặt bé ở tư thế nằm ngửa
- Về chiều cao, các bé trai thường sẽ nhỉnh hơn bé gái nên mẹ không nên lo lắng quá vì điều này
- Với cân nặng, mẹ nên chờ bé đi tiểu hoặc đi “nặng” xong mới cân
- Ngoài ra, mẹ cũng nhớ trừ đi trọng lượng của tã và quần áo (khoảng 200 – 400 gram) nữa mẹ nhé!
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo chuẩn (cập nhật 2019)
Bảng chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái từ 0 đến 12 tháng
Chiều cao (cm) | Cân nặng (kg) | |||||||
Tháng | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | Suy dinh dưỡng | Suy cơ SDD | Bình thường | Nguy cơ béo phì | Béo phì |
0 | 45.4 | 49.1 | 52.9 | 2.4 | 2.8 | 3.2 | 3.7 | 4.2 |
1 | 49.8 | 53.7 | 57.6 | 3.2 | 3.6 | 4.2 | 4.8 | 5.4 |
2 | 53.0 | 57.1 | 61.1 | 4.0 | 4.5 | 5.1 | 5.9 | 6.5 |
3 | 55.6 | 59.8 | 64.0 | 4.6 | 5.1 | 5.8 | 6.7 | 7.4 |
4 | 57.8 | 62.1 | 66.4 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.3 | 8.1 |
5 | 59.6 | 64.0 | 68.5 | 5.5 | 6.1 | 6.9 | 7.8 | 8.7 |
6 | 61.2 | 65.7 | 70.3 | 5.8 | 6.4 | 7.3 | 8.3 | 9.2 |
7 | 62.7 | 67.3 | 71.9 | 6.1 | 6.7 | 7.6 | 8.7 | 9.6 |
8 | 64.0 | 68.7 | 73.5 | 6.3 | 7.0 | 7.9 | 9.0 | 10.0 |
9 | 65.3 | 70.1 | 75.0 | 6.6 | 7.3 | 8.2 | 9.3 | 10.4 |
10 | 66.5 | 71.5 | 76.4 | 6.8 | 7.5 | 8.5 | 9.6 | 10.7 |
11 | 67.7 | 72.8 | 77.8 | 7.0 | 7.7 | 8.7 | 9.9 | 11.0 |
12 | 68.9 | 74.0 | 79.2 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 10.2 | 11.3 |
Bảng chỉ số chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của bé trai từ 0 – 12 tháng
Chiều cao (cm) | Cân nặng (kg) | |||||||
Tháng | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | Suy dinh dưỡng | Suy cơ SDD | Bình thường | Nguy cơ béo phì | Béo phì |
0 | 46.3 | 47.9 | 49.9 | 2.5 | 2.9 | 3.3 | 3.9 | 4.3 |
1 | 51.1 | 52.7 | 54.7 | 3.4 | 3.9 | 4.5 | 5.1 | 5.7 |
2 | 54.7 | 56.4 | 58.4 | 4.4 | 4.9 | 5.6 | 6.3 | 7.0 |
3 | 57.6 | 59.3 | 61.4 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.2 | 7.9 |
4 | 60.0 | 61.7 | 63.9 | 5.6 | 6.2 | 7.0 | 7.9 | 8.6 |
5 | 61.9 | 63.7 | 65.9 | 6.1 | 6.7 | 7.5 | 8.4 | 9.2 |
6 | 63.6 | 65.4 | 67.6 | 6.4 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 9.7 |
7 | 65.1 | 66.9 | 69.2 | 6.7 | 7.4 | 8.3 | 9.3 | 10.2 |
8 | 66.5 | 68.3 | 70.6 | 7.0 | 7.7 | 8.6 | 9.6 | 10.5 |
9 | 67.7 | 69.6 | 72.0 | 7.2 | 7.9 | 8.9 | 10.0 | 10.9 |
10 | 69.0 | 70.9 | 73.3 | 7.5 | 8.2 | 9.2 | 10.3 | 11.2 |
11 | 70.2 | 72.1 | 74.5 | 7.7 | 8.4 | 9.4 | 10.5 | 11.5 |
12 | 71.3 | 73.3 | 75.7 | 7.8 | 8.6 | 9.6 | 10.8 | 11.8 |
Nguyên nhân khiến trẻ không đủ chiều cao, cân nặng
Lý do khiến trẻ không tăng đủ cân nặng:
- Ăn chưa đủ, thiếu chất, bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn của trẻ nghèo dinh dưỡng, ít thức ăn động vật, thiếu dầu mỡ…
- Ăn tốt nhưng chơi quá sức, tiêu hao năng lượng nhiều, cần cho trẻ ăn thêm
- Trẻ bị mắc một bệnh nào đó nhưng chưa nhận thấy
Vì sao trẻ chậm phát triển chiều cao?
- Lùn do di truyền
- Chậm tăng trưởng từ trong tử cung
- Bị mắc bệnh mạn tính
- Bé bị suy dinh dưỡng
- Bất thường nhiễm sắc thể
Cột mốc chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn của trẻ 3 – 5 – 10 tuổi
Chiều cao và cân nặng của bé trai, bé gái trong lứa tuổi này không có nhiều sựa chênh lệch. Mẹ có thể tham khảo bảng sau:
3 tuổi | 5 tuổi | 10 tuổi | |
Chiều cao | 95,1 cm – 91,2 cm | 109,4 cm – 110 cm | 137,8 cm – 138,6 cm |
Cân nặng | 13,9 kg – 14,3 kg | 18,2 kg – 18,3 kg | 31,2 kg – 31,9 kg |
Những cột mốc quan trọng của bé mà mẹ cần biết
- Kỹ năng vận động thô: Bé có khả năng sử dụng các nhóm cơ lớn của cơ thể, như chân, tay…
- Kỹ năng vận động tinh: Bé có thể sử dụng các nhóm cơ nhỏ đòi hỏi sự linh hoạt. Chẳng hạn bé có thể cầm, vẽ, mặc quần áo, viết… Kỹ năng này cũng liên quan đến sự phối hợp giữa tay và mắt.
- Ngôn ngữ: Bé có thể nói, sử dụng ngôn ngữ cơ thểm cử chỉ để hiểu và diễn tã cho người khác hiểu.
- Nhận thức: Kỹ năng suy nghĩ, hiểu biết, giải quyết vấn đề, lý luận và ghi nhớ.
- Xã hội: Kết nối và biết cách tạo dựng các mối quan hệ, biết hợp tác và ứng phó với cảm xúc của mọi người xung quanh.
Dựa trên cột mốc chuẩn, mẹ có thể so sánh, tham khảo để có thể sớm nhận ra những bất thường. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Mẹ đừng lo nếu bé chậm hoặc nhanh hơn so với mốc chuẩn. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy bé cưng có dấu hiệu bất thường.
Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ từ 3 tháng tuổi
Độ tuổi | Vận động thô | Vận động tinh | Ngôn ngữ/Xã hội | Nhận thức |
3 tháng tuổi trở lên |
|
|
|
|
Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ từ 8 tháng tuổi
8 tháng tuổi trở lên |
|
|
|
|
Ngoài chiều cao và cân nặng, ở những độ tuổi nhất định, trẻ sẽ phát triển những kỹ năng nhất định, bao gồm: khả năng vận động tinh, vận động thô, ngôn ngữ và nhận thức. Vì vậy bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh giúp mẹ tham khảo để giúp bé phát triển tốt.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.