Bật mí 9 điều thú vị về thai kỳ của mẹ
Những sự thật sau đây sẽ khiến mẹ “ngã ngửa”. Bầu đã sẵn sàng chưa?
1/ Thời gian mang thai có thể kéo dài cả năm
Hầu hết các thai kỳ thường kéo dài khoảng 9 tháng, và bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp thúc sinh nếu như thai kỳ của mẹ kéo dài hơn bình thường. Tuy nhiên, mẹ có biết, thời gian mang thai lâu nhất từng được ghi nhận là hơn 1 năm, cụ thể là 375 ngày. Trong trường hợp này, bé cưng chào đời cũng chỉ nặng khoảng 3kg.
2/ Vết rạch tầng sinh môn
Đa số các trường hợp sinh thường đều kết thúc bằng một vết rạch tầng sinh môn. Vết rạch có thể lớn, nhỏ tùy từng trường hợp khác nhau. Có thể mẹ không thích cảm giác đụng dao kéo vào “cô bé” của mình, nhưng mẹ có biết trước đây, khi để bà bầu sinh tự nhiên và không can thiệp, vết rách có thể kéo dài tới tận hậu môn. Rạch tầng sinh môn là cách giữ vẻ thẩm mỹ và hạn chế tối đa thiệt lại cho “cô bé” của bạn.
Rạch tầng sinh môn: Nỗi lo lớn khi vượt cạn
Với những ai mang thai lần đầu, kinh nghiệm vượt cạn từ những mẹ đi trước có thể khiến bầu vô cùng hoang mang và lo lắng. Nào là đau đẻ kinh khủng lắm, rạch tầng sinh môn đau hơn nhiều, khâu tầng sinh môn còn hơn gấp bội... Mẹ phải đối diện và vượt qua sự thật này như thế nào?
3/ ” Cậu nhỏ” của con
Bạn có ngạc nhiên khi biết rằng, “cậu nhỏ” của bé có thể “chào cờ” ngay từ khi nằm trong bụng mẹ? Thậm chí, một bài trường hợp, mẹ còn có thể nhìn thấy cảnh này trong film siêu âm của mình.
4/ Trong quá trình sinh con, nhiều mẹ bầu “lỡ” đại tiện
Chuyện này khá phổ biến, nhất là ở những ca sinh thường. Đó chính là lý do nhiều bệnh viện tiến hành thụt rửa hậu môn cho sản phụ trước khi sinh để tránh làm nhiễm trùng dụng cụ trong phòng sinh trong trường hợp mẹ bầu khó “kiềm chế”.
5/ Mũi bầu thính hơn
Trong thời gian mang thai, khả năng khứu giác và vị giác của mẹ bầu tăng lên đáng kể. Nhiều nhà khoa học thậm chí đưa ra giả thuyết rằng, khả năng này giúp mẹ bầu dễ dàng phát hiện những nguy cơ có thể gây hại đến thai nhi.
6/ Các cơn co thắt không dừng lại sau khi bạn sinh xong
Hầu hết các mẹ sẽ “gặp” một vài cơn co thắt trong những ngày đầu sau khi sinh xong. Đây là cách giúp cơ thể ngăn chặn tình trạng mất máu, đồng thời, giúp mẹ “tống” bớt những sản dịch còn lại ra ngoài.
7/ Bạn không nhất thiết phải ăn cho hai người
Lời khuyên mà hầu như mẹ bầu nào cũng phải nghe trong suốt 9 tháng “mang nặng” là phải cố gắng ăn, thậm chí ăn cho 2 người để con phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, thực tế, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên tăng khẩu phần của mình lên thêm 300 calo mỗi ngày. Việc tăng cân quá nhiều khi mang thai thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
6 sự thật thú vị về thai nhi
Trong suốt 9 tháng của thai kỳ, thai nhi sẽ có nhiều biến đổi. Bạn cũng đã tìm hiểu rồi đúng không? Tuy nhiên, có khá nhiều điều thú vị mà bạn chưa biết hết đâu. Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!
8/ Chân bạn có thể tăng thêm 1 size giày trong thời gian mang thai
Khi mang thai, nhất là càng về những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể có xu hướng kéo giãn dây chằng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Ngoài ra, chứng phù nề khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến chân mẹ trở nên “khổng lồ” hơn.
9/ Anh xã cũng có thể ốm nghén
Đừng quá ngạc nhiên nếu biết rằng ốm nghén cũng có thể “lây lan” cho anh xã của bạn. Thậm chí, các chuyên gia còn nghĩ ra một tên khoa học cho triệu chứng ốm nghén này: Hội chứng Couvade. Những người chồng mắc phải hội chứng này thường có cảm giác thèm ăn, buồn nôn hoặc cảm giác đau tức bụng như một bà bầu “thứ thiệt”.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Lần đầu làm mẹ
- Vì sao chị em khó tính hơn khi mang thai?
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.