Bé 2 tuổi: Những trạng thái cảm xúc
Các bé 2 tuổi luôn bộc lộ cảm xúc của mình một cách tự nhiên và bộc phát, từ giọng nói, vung tay, giậm chân và kể cả những giọt “nước mắt cá sấu”.
Cha mẹ hiếm khi phải đoán trạng thái cảm xúc của bé 2 tuổi. Việc trải qua nhiều loại cảm xúc khác nhau là một điều lành mạnh, thậm chí kể cả những cảm xúc không vui. Vì vậy, bạn không cần tỏ ra quá sốt sắng để vỗ về khi thấy trẻ phụng phịu hay sụt sịt.
Nên để cho con của bạn biết rằng đôi khi không thoải mái cũng là một điều tốt vì nó là một phần của cuộc sống. Nếu lúc đó nhảy ngay vào để can thiệp, bạn sẽ khiến trẻ suy nghĩ sai lầm rằng: Buồn và giận dỗi là trạng thái không bình thường.
Khi bạn giải quyết mọi vấn đề giùm con của bạn cũng đồng nghĩa với việc bạn đang cướp đi cơ hội giúp bé trải nghiệm các thể loại cảm xúc của riêng mình.
Đối với bé 2 tuổi, việc trải nghiệm các cảm xúc khác nhau, cả vui lẫn buồn, là cơ hội cho bé học hỏi
Mẹ nên làm gì lúc này?
Nói cho trẻ biết về trạng thái hiện tại của trẻ, ví dụ: “Giờ con đang nổi giận với mẹ vì hôm nay mẹ không cho con đi chơi công viên”.
Để cho trẻ biết bạn cũng có những cảm xúc tương tự: “Con cảm thấy buồn khi tạm biệt bà ngoại, mẹ cũng vậy”.
Nếu con của bạn hét lên hoặc đánh đấm lung tung khi bé buồn hoặc tức giận, chỉ cho bé cách để giải tỏa cảm xúc của mình như đấm vào một cái gối hoặc giậm chân xuống sàn.
Cuộc sống của mẹ
Có lúc bạn thấy như mình là nhân vật chính của quyển tiểu thuyết “hai năm kinh hoàng”. Thật ra đây đã là năm thứ hai của chặng đường đầy thử thách này và những ngày tháng sắp tới có phần yên bình hơn đôi chút với nhiều niềm vui đang chờ đón.
Bé 2 tuổi đã có thể di chuyển tự tin hơn và cần ít sự coi sóc hơn. Trẻ cũng biết cách thể hiện những mong muốn của mình tốt hơn so với trước đây, dù chưa diễn đạt được trọn vẹn.
Đồng thời, sự tò mò vô biên của trẻ được cân bằng chút ít bởi việc hiểu được những quy tắc. 2 tuổi là lứa tuổi luôn thách thức những ranh giới và phản đối với cha mẹ, nhưng trẻ cũng mong muốn làm hài lòng bạn nhiều hơn.
Trẻ luôn muốn trở thành đứa trẻ tốt và trẻ muốn được giúp đỡ, vì vậy, thói quen và tính nhất quán trong câu nói của bạn giúp trẻ học được sự xâu chuỗi và giữ cho cuộc sống hàng ngày phát triển theo đúng quy luật.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.