Bé 3 tuổi: Dấu hiệu phát triển lùi

shape

01 Th03

Julia PhạmTh03 01, 2020

Bé 3 tuổi: Dấu hiệu phát triển lùi

Bé 3 tuổi có dấu hiệu phát triển lùi
Thật khó khăn với trẻ khi có sự thay đổi lớn về môi trường sống như bắt đầu tới trường hay ba mẹ chia ly, trẻ có thể có dấu hiệu “phát triển lùi”.

Dấu hiệu phát triển lùi thể hiện ở việc trẻ không chịu tiếp tục những kỹ năng đã từng làm chủ hoặc từng thông thạo trước đây. Sau một thời gian huấn luyện tự ngồi bô, bé bỗng nhiên tè dầm, đòi bạn bón cho ăn hoặc nói chuyện ngô nghê. Điều này chắc chắn mang lại cho mẹ sự bực bội, nhưng không phải là dấu hiệu quá bất thường ở trẻ.

Đây là cách trẻ nói ra điều mình nghĩ: “Con cảm thấy không thoải mái và cần thêm sự quan tâm”. Đối với một em bé 3 tuổi, việc hành động giống như một đứa trẻ nổi loạn là để trở về khoảng thời gian bé cảm thấy an toàn hơn, khi không có ai bắt phải dừng chơi hoặc dẹp hết các món đồ chơi của bé. Mẹ cố gắng đừng phản ứng tiêu cực với cách cư xử trẻ con như thế, cũng đừng bắt bé hành động như là một “cô bé, cậu bé trưởng thành”. Điều này chỉ khiến bé thêm áp lực vì bạn đang mong đợi và yêu cầu cao hơn ở bé.

Bé 3 tuổi: Dấu hiệu phát triển lùi

Đừng phản ứng tiêu cực nếu bé 3 tuổi đột nhiên cư xử như một em bé nhỏ tuổi hơn

Thay vì vậy, nên thưởng hoặc biểu lộ khen ngợi khi chơi cùng bé. Sẵn sàng chú ý bé lâu thêm một chút. Trẻ con cũng cần được bồi dưỡng về tinh thần một cách thường xuyên bằng những cái ôm hay thời gian gần gũi vuốt ve. Bạn xem xét có nên giảm bớt sự mong đợi. Giúp đỡ nhiều hơn khi trẻ dọn dẹp hoặc mặc quần áo cho đến khi bé sẵn sàng làm những việc này một mình trở lại.

Giai đoạn phát triển lùi của bé 3 tuổi sẽ tự qua đi khi mẹ gỡ bỏ được nút thắt nguyên nhân của những hành động này của bé. Trừ trường hợp ngoại lệ như bé bị suy yếu về thể chất, vận động các cơ một cách yếu đuối vì những lúc này, bạn cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ. Trường hợp này rất có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh tự kỷ hoặc một số bệnh lý khác.

Cuộc sống của mẹ
Đây là một năm tuyệt vời để ghi lại tất cả những sáng tạo ngô nghê về từ vựng, những câu nói hài hước và những “thắc mắc sâu sắc” của trẻ. Điều này sẽ có ý nghĩa với cả bạn và bé sau này.

Một cách đơn giản là bạn để một mẩu giấy dán trên tủ lạnh dành riêng cho những “phát kiến về ngôn ngữ” của bé, sau đó có thể đóng lại thành cuốn sổ nhỏ.

Yêu cầu bé kể lại những gì bé nghe hoặc làm trong ngày hôm đó. Như vậy, bé sẽ không quên và bạn cũng có thể nghe được những điều con bạn nói.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc