Bé 3 tuổi: Yêu thương gia đình

Bé 3 tuổi đang phát triển kỹ năng nhớ và hình thành ký ức, đây là thời điểm lý tưởng để bạn dạy bé gắn kết với gia đình bằng những kỷ niệm thú vị. Nếu muốn sinh thêm em bé, cân nhắc liệu bạn đã sẵn sàng cả về tài chính, sức khỏe và tâm lý

Share this Post:
Sự phát triển của trẻ mầm non

Dạy bé 3 tuổi biết gắn kết với gia đình
Những hoạt động truyền thống như ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm hay mỗi dịp lễ, Tết sẽ là mối dây gắn kết và thắt chặt tình cảm gia đình. Nghĩ về những kỷ niệm ngọt ngào thời ấu thơ vẫn còn khắc ghi trong tâm trí của bạn. Bạn còn nhớ vị ngon của chiếc bánh sinh nhật mẹ chuẩn bị, mùi thơm lừng của bánh nướng, bánh dẻo Tết Trung thu hay những lần được ba mẹ cho đi rước đèn phá cỗ…

Bé 3 tuổi đã phát triển trí nhớ và dần hình thành những ký ức. Đây chính là thời gian tuyệt vời để bạn bắt đầu tạo ra những ký ức tuổi thơ cho con. Hoạt động truyền thống mang đến cơ hội xiết chặt mối liên hệ giữa những thành viên trong gia đình.
Trong khi cùng nướng món bánh đặc biệt, bạn có thể chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống của mình hay những bậc tiền bối đã từng trải qua.

“Ngày xưa khi mẹ bằng tuổi con, ngoại và mẹ thường cùng nhau làm những chiếc bánh quy này. Mẹ vẫn nhớ ngoại đã để mẹ giúp khuấy bột và trang trí bánh bằng nho khô và những hạt kẹo nhỏ như thế nào…”. Hoạt động truyền thống là một cách kết nối quan trọng trong một đại gia đình mà mọi người ở cách xa về địa lý.

Tăng cường những hoạt động truyền thống trong gia đình cũng giúp bé 3 tuổi cảm thấy gắn bó và an toàn. Dù bé có khi không nhớ được điều gì đã xảy ra lúc 2 tuổi, nhưng qua mỗi năm, bé sẽ nhớ nhiều hơn. Về lâu dài sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu các giá trị mà bạn coi là quan trọng.

Bé 3 tuổi: Yêu thương gia đình

Yêu thương cũng phải học nữa đấy mẹ ạ!

Cuộc sống của mẹ hiện tại: Mẹ đã sẵn sàng đón thêm thành viên mới?
Bạn có muốn có một “đại gia đình” không?

Một số gia đình để phát triển tự nhiên, trong khi nhiều gia đình khác kế hoạch và tính toán cẩn thận trước khi nghĩ đến chuyện có thêm thành viên mới.

Việc sinh em bé thứ 2 cũng cần mẹ cân nhắc. Ngoài việc đảm bảo kế hoạch tài chính của gia đình, mẹ cũng phải xét xem mình đã sẵn sàng về sức khỏe và tâm lý. Bạn có thể vừa có bầu vừa chăm sóc tốt bé lớn hay không. Bạn sẽ có những ai trợ giúp lần này. Điều gì không còn là vấn đề lo lắng nữa.

Tất nhiên, giờ bạn đã là một người mẹ nhiều kinh nghiệm, nhưng rõ ràng bạn vừa mới chỉ thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn “thay tã, cho ăn rồi lại thay tã…” không lâu. Lắng nghe ý kiến của chồng. Cả hai bạn có thể sẽ muốn dành thời gian cho nhau và hâm nóng tình cảm lứa đôi một thời gian trước khi quyết định có thêm em bé.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: