Bé 31 tháng tuổi: Áp lực trước khi đến trường

shape

29 Th02

Martin NguyenTh02 29, 2020

Bé 31 tháng tuổi: Áp lực trước khi đến trường

Bé 2 tuổi rưỡi có thể bị stress?
Các tác nhân gây stress có thể là do bé có quá nhiều kế hoạch hoạt động, thời gian biểu của bé không ổn định, bé cảm thấy khó chịu, bé đi đâu đó xa nhà, hay có thể là do sự chào đời của đứa em mới sinh.

Các dấu hiệu sau sẽ cho thấy bé 2 tuổi rưỡi cảm thấy bị thúc ép hay căng thẳng:

  • Bé bỗng nhiên sống khép kín và không quan tâm đến mọi điều xảy ra xung quanh mình.
  • Có một sự thay đổi trong tính cách của bé, đặc biệt từ trạng thái rạng rỡ chuyển sang ủ rũ hay giận dữ.
  • Bé khăng khăng một cách khó chịu khi đến giờ chơi của bé.
  • Bé nhấn mạnh rằng muốn “về nhà” khi bạn chỉ vừa mới chở bé đến một địa điểm mới.
  • Quá trình luyện cho bé 2 tuổi rưỡi thói quen đi vệ sinh có vẻ bị thụt lùi, chẳng hạn như bé “làm bậy” ra quần sau một vài tuần hoặc vài tháng ngồi bô.

Bé 31 tháng tuổi: Áp lực trước khi đến trường

Có nhiều người không hiểu rằng một đứa bé 2 tuổi rưỡi cũng có những áp lực riêng

Đây là lúc ba mẹ cần quan tâm và dành sự chăm sóc đặc biệt để giúp bé vượt qua giai đoạn căng thẳng này. Rà soát lại những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bé và nghĩ thử xem liệu bạn có thể khôi phục cảm giác an toàn và ổn định cho bé như ban đầu không. Nếu bạn nghĩ vấn đề nảy sinh có thể là do bé có quá nhiều hoạt động mà tất cả đều đòi hỏi bé phải làm gấp rút và ba mẹ hay cằn nhằn khi bé không thực hiện đúng, bạn nên bỏ bớt các hoạt động và hạ thấp yêu cầu của mình đối với bé.

Làm gì khi bé 2 tuổi rưỡi tỏ ra “xấu tính”?
Một cách để đẩy lùi một thói quen của bé mà bạn không thích, đó là phớt lờ hành động của bé. Rất có thể bé đang cố tình làm những điều bạn không thích để thu hút sự chú ý của bạn, hoặc thậm chí là để chọc tức bạn. Nếu bạn quyết định thử nghiệm phương pháp này, bạn cần chuẩn bị sẵn tinh thần để đối mặt với tình trạng này. Ban đầu, bé sẽ càng nghịch phá nhiều hơn.

Điều này xảy ra bởi vì bé đang cố gắng quậy tưng hết mức có thể để xem liệu bé có làm cho bạn phát khùng lên không. Việc cần làm lúc này là tiếp tục phớt lờ và cư xử giống như một kẻ lãnh đạm, rồi cơn “nhiệt huyết” của bé sẽ mau chóng nguội đi.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc