Bị phù khi mang thai: 8 mẹo hay để xử lý!
Hiện tượng phù nề không gây hại cho thai nhi, nhưng lại làm mẹ bầu khó chịu
1/ Hạn chế ăn mặn
Ăn mặn, ăn nhiều muối chỉ khiến cơ thể mẹ bầu thêm giữ nước, làm tình trạng phù chân khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để cải thiện tình hình bị phù khi mang thai, bạn nên cắt giảm bớt lượng muối trong thực đơn ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, hạn chế nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.
2/ Uống nhiều nước
Lượng nước đủ cho mẹ bầu hằng ngày ít nhất phải là 8 ly nước, khoảng 2 lít nước. Uống nhiều nước không như bạn nghĩ lại càng làm sưng phù, thay vào đó, giải phóng bớt lượng nước bị giữ lại gây sưng phù.
Uống nước khi mang thai, bao nhiêu là đủ?
Cơ thể cần nước để duy trì các hoạt động trao đổi chất diễn ra một cách bình thường. Bạn có thể không ăn nhưng cần nước để duy trì sự sống. Đặc biệt, trong thời gian mang thai, nhu cầu nước của cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều. Liệu mẹ bầu đã uống đủ nước khi mang thai?
3/ Kê cao chân khi ngồi hoặc nằm
Khi ngồi, mẹ bầu nên đặt ghế nhỏ ở dưới để kê chân, động chân qua lại để tránh bị tê mỗi khi ngồi quá lâu. Trong lúc ngủ, đặt bàn chân lên chiếc gối kê cao. Cách này giảm bớt lượng máu dồn xuống chân. Thêm nữa, hạn chế đứng một chỗ quá lâu. Ít nhất 10-20 phút đứng lên vận động nhẹ nhàng bầu nhé.
4/ Đừng để cơ thể bị nóng
Tránh ở ngoài nắng quá lâu, thân nhiệt tăng có thể làm tình trạng bị phù khi mang thai trở nên nặng nề hơn. Đồng thời, chịu khó ăn uống hợp lý giúp giải nóng trong người để cảm thấy dễ chịu hơn trong thai kỳ.
Bà bầu ăn gì để giải nóng trong người?
Mang thai, trọng lượng cơ thể tăng, cả thân nhiệt cũng tăng. Mùa lạnh, mát mẻ thì không sao, hễ cứ đến mùa hè là lại bứt rứt nóng nực, đứng ngồi không yên. Bà bầu ăn gì để giải bớt nhiệt cho cơ thể đây? Tham khảo danh sách thực phẩm bổ dưỡng sau nhé!
5/ Chườm đá giảm phù nề
Để giảm bớt khó chịu cho chứng phù nề gây ra, mẹ bầu có thể dùng một miếng gạc lạnh đặt trên phần cơ thể bị phù khoảng 10-15 phút.
6/ Tranh thủ luyện tập nhẹ nhàng
Vận động hợp lý sẽ giúp cải thiện tình hình sưng phù hiệu quả. Dành thời gian tập thể dục, chẳng hạn đi bộ, bơi lội, tập yoga khoảng 3-5 lần/tuần, lượng máu lưu thông nhờ đó được cân bằng và điều hòa, không dồn quá nhiều về tay, chân. Nhịp tim cũng vì thế mà ổn định hơn.
7/ Chọn giày phù hợp
Tránh mang giày cao gót, giày quá chật, thay vào đó, mẹ bầu nên chọn giày bệt, rộng rãi, thoáng, thoải mái để hỗ trợ cho việc đi lại, vận động dễ dàng hơn.
8/ Dinh dưỡng lành mạnh
Mẹ bầu nên chịu khó nạp nhiều trái cây, rau quả, thực phẩm giàu potassium để giảm triệu chứng bị phù khi mang thai.
>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:
- Giảm nỗi lo phù nề cho mẹ bầu đây!
- Phù nề ở thai phụ
- Tình trạng phù chân trong tam cá nguyệt thứ 3
- Phù chân khi mang thai
- Chân tay bị phù khi mang thai. Phải làm sao?
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.