Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

shape

01 Th01

Martin NguyenTh01 01, 2020

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, những mẹ bầu bị tiểu đường trong thai kỳ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa các loại thực phẩm vào khẩu phần ăn hàng ngày, cũng như có một thực đơn riêng để đảm bảo chỉ số đường huyết bình thường và ổn định. Vậy, các mẹ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh, và yếu tố này càng trở nên đặc biệt với các mẹ bị tiểu đường thai kỳ

1/ Thế nào là tiểu đường thai kỳ?

Đầu tiên bầu nên biết rõ tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân, cách khắc phục căn bệnh này ra sao để có hướng đi đúng đắn hơn trong việc điều trị.

Trong quá trình mang thai, nhau sẽ tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi lớn lên và phát triển. Nhưng chúng lại làm giảm tính năng hỗ trợ vận chuyển cũng như kiểm soát đường glucose của insulin khiến cho lượng đường trong mạch máu tăng hoặc giảm dẫn đến phát sinh bệnh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ chấm dứt sau khi sinh con, tuy nhiên có trường hợp người mẹ vẫn bị bệnh trong khoảng thời gian sau sinh. Tin vui cho mẹ là có đến 90% mẹ bầu có thể kiểm soát căn bệnh này nhờ chế độ ăn uống khoa học kết hợp với tập luyện thể dục, vì vậy mẹ cũng không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến bé.

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ: Giới hạn nào an toàn?
Khi mang thai, khoảng 2-10% mẹ bầu “dính” phải tiểu đường thai kỳ, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên chủ động kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, mức đường huyết như thế nào là bình...

2/ Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Đặc thù của bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng đều cần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các thực phẩm có nhiều đường, tinh bột. Bởi chúng có thể làm tăng đường huyết gây nên biến chứng nguy hiểm đến mẹ và bé.

Mẹ bầu nên dùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau xanh củ quả vào chế độ ăn hàng ngày. Trái cây tươi có nhiều vitamin giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh cũng như giúp mẹ kiểm soát chỉ số đường huyết trong máu.

Chất xơ có nguồn gốc từ thực vật vừa cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho bé như magie, canxi, omega-3…vừa hạn chế được những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc bà bầu ăn chay khi mang thai có tác dụng rất lớn để kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh.

3 bữa của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Bữa sáng

Là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, bữa sáng cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết đã bị thiếu hụt sau một đêm dài. Vì vậy bầu tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng cũng như chỉ ăn uống qua loa, sơ xài và không đầy đủ chất bầu nhé! Bà bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì trong bữa sáng? Hãy thử sử dụng ngũ cốc nguyên hạt kết hợp với 1 quả trứng và ly sữa tươi để bổ sung thêm protein, năng lượng cho cơ thể.

Bữa trưa

Để lượng đường không tăng, trong bữa trưa bầu chỉ nên ăn ít cơm từ 1-2 bát kèm theo các loại thức ăn khác như thịt nạc, thịt gà, cá và đặc biệt cần dùng nhiều rau xanh. Mẹ có thể chế biến thêm món salad trộn để bữa ăn không quá nhàm chán.

Bữa tối

Bầu vẫn hạn chế ăn ít cơm và chế biến thêm các món ăn từ măng tây, cần tây, khổ qua có tác dụng cải thiện bệnh và tốt cho thai nhi.

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Thực đơn ăn nhẹ cho mẹ bầu trong 7 ngày
Các mẹ sẽ dễ dàng có được một thực đơn ăn nhẹ nhưng vẫn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể trong một tuần với các gợi ý sau từ MarryBaby.

3/ Một số lưu ý dành cho mẹ

– Không nên ăn quá nhiều trong một lúc vì có thể làm đường huyết tăng đột ngột cũng như tạo thời gian cho insulin chuyển hóa năng lượng. Theo đó, trong 3 bữa chính bầu chỉ nên ăn ít và ăn thêm vài bữa phụ.

– Tuyệt đối không kiêng khem quá mức vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

– Trong sữa bầu có rất nhiều đường vì vậy cần cân nhắc trước khi uống. Sữa tươi không đường vừa tốt cho mẹ mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

– Tránh xa các loại thức ăn có đường như bánh, kẹo, nước ngọt…

– Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý bầu cần phải dành thời gian để tập luyện thể dục vừa giúp kiểm soát bệnh vừa giúp cơ thể có sức khỏe tốt hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc