Bỏ túi" kinh nghiệm chụp tử cung vòi trứng

Share this Post:
Hiếm muộn

Chụp tử cung vòi trứng có cản quang Hysterosalpingogram (HSG) là một xét nghiệm X-quang đặc biệt dùng để kiểm tra sự thông thoáng của buồng tử cung và 2 vòi trứng. Trong quá trình chụp, chất nhuộm (chất cản quang) được đưa vào làm đầy tử cung và ống dẫn trứng qua một ống nhỏ mỏng. Ống đó được đưa qua âm đạo và vào tử cung. Bởi vì tử cung và ống dẫn trứng được nối với nhau, chất cản quang sẽ chảy vào ống dẫn trứng. Các hình ảnh có thể hiển thị cho biết tử cung hoặc ống dẫn trứng của bạn có bất cứ tổn thương hay cản trở nào không.

Chụp tử cung vòi trứng cho biết điều gì?

Phương pháp này thường được thực hiện cho một phụ nữ mong con, hiếm muộn. Nhờ chụp cản quang, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện ống dẫn trứng có bị tắc nghẽn hay không và những vấn đề viêm nhiễm có thể gây sẹo ở các ống dẫn trứng.

Chụp tử cung và vòi trứng cũng giúp phát hiện các vấn đề trong tử cung, chẳng hạn như hình dạng hoặc cấu trúc bất thường. Phương pháp chụp cản quang tử cung vòi trứng này cũng có thể phát hiện một tổn thương, khối u, u xơ, hoặc một vật lạ trong tử cung. Các vấn đề này có thể gây ra đau bụng trong kì “đèn đỏ” của chị em hoặc gây sảy thai liên tiếp.

Khi nào cần tiến hành chụp tử cung và vòi trứng?

Vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bạn sạch kinh hoặc trước ngày rụng trứng. Tại sao lại thực hiện thời điểm này? Vì để tránh trường hợp ảnh hưởng của tia X nếu bạn mang thai giai đoạn sớm. Bạn nên mang theo bang vệ sinh tránh sự rò rỉ của dung dịch cản quang.

Khi chuẩn bị chụp cản quang tử cung và vòi trứng, bạn cần thông báo với bác sĩ những vấn đề như:

-Đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.

-Nhiễm trùng vùng chậu, hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục , chẳng hạn như bệnh lậu, chlamydia, sùi mào gà…

-Đang điều trị bệnh tiểu đường hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường, bệnh thận…

"Bỏ túi" kinh nghiệm chụp tử cung vòi trứng

Kết quả chụp tử cung vòi trứng bình thường (bên trái) và tắc vòi trứng (bên phải)

Chụp cản quang tử cung vòi trứng được tiến hành ra sao?

Chụp X-quang thường được thực hiện bởi một kỹ thuật viện chuyên môn. Trước hoặc sau khi chụp, bạn được bác sĩ sản khoa khám và tư vấn uống thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh trước 5 ngày -1 tuần để phòng ngừa nhiễm trùng. Trước thời điểm chụp tử cung và vòi trứng 1 tiếng bạn có thể uống trước thuốc giảm đau để hạn chế đau đớn.

Bạn phải đi tiểu trước khi chụp cản quang tử cung vòi trứng. Bác sĩ của bạn sẽ đặt một ống thông nhỏ vào âm đạo của bạn. Cổ tử cung được vệ sinh sạch sẽ. Một ống mềm (ống thông) được đưa qua cổ tử cung vào tử cung. Chất cản quang được đưa qua ống. Nếu ống dẫn trứng mở, chất cản quang sẽ chảy qua chúng vào ổ bụng.Nếu ống dẫn trứng bị tắc, chất cản quang sẽ không đi qua.

Thời gian chụp thường diễn ra từ 10-30 phút. Và trong thời gian chụp bác sĩ khuyên bạn nên thả lỏng người để quá trình chụp diễn ra dễ dàng hơn. Bạn sẽ cảm thấy hơi đau hoặc tức vùng bụng dưới một chút. Nhưng vấn đề này sẽ nhanh chóng kết thúc sau chụp.

Chụp cản quang tử cung và vòi trứng có chính xác không? 

Trên thực tế, kết quả chụp tử cung và vòi trứng cũng có thể không chính xác trong một số trường hợp. Khi chụp, nếu tử cung của bạn bị co thắt khiến cho dòng chảy của chất cản quang bị gián đoạn có thể làm hình ảnh phim chụp hiển thị bạn bị tắc vòi trứng, nhưng thực tế vòi trứng của bạn vẫn bình thường.

Và nếu một trong 2 vòi trứng bị tắc bạn vẫn còn cơ hội thụ thai tự nhiên khi trứng rụng vào một trong hai vòi trứng thông kia. Trường hợp bị tắc cả 2 vòi trứng có thể phẫu thuật nội soi thông vòi trứng. Biện pháp sau cùng mới là thụ tinh ống nghiệm IVF.

Các trường hợp gặp vấn đề ở tử cung sẽ được tư vấn, theo dõi và điều trị tùy theo mức độ nặng, nhẹ.

"Bỏ túi" kinh nghiệm chụp tử cung vòi trứng

Sau cắt vòi trứng có còn khả năng làm mẹ?
Vì một nguyên nhân nào đó, người phụ nữ có thể sẽ rơi vào trường hợp phải từ bỏ một hay cả hai vòi trứng của mình. Việc cắt vòi trứng liệu có là dấu chấm hết với ước mơ được làm mẹ? Tin vui cho bạn, câu trả lời là "không"

Chụp tử cung vòi trứng ở đâu?

  • Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh (284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh)
  • Bệnh viện phụ sản Hùng Vương (128 Hồng Bàng, phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh)
  • Bệnh viện Phụ sản trung ương Hà Nội (43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)
  • Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội (49 Trần Điền, Hoàng Mai, Hà Nội)

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: