Bụng bầu qua các tháng trong thai kỳ thay đổi như thế nào?

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2020

Bụng bầu qua các tháng trong thai kỳ thay đổi như thế nào?

Trừ những mẹ tăng cân quá nhanh chóng, phần lớn những mẹ bầu đều không có sự thay đổi rõ rệt kích thước vòng bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bước sang tam cá nguyệt thứ 2, kích thước bụng bầu qua các tháng mới có sự thay đổi rõ rệt. Cùng với sự phát triển từng ngày của bé cưng, kích thước tử cung cũng như vòng bụng của mẹ bầu cũng tăng đáng kể. Dù không nói, nhưng mọi người vẫn có thể dễ dàng nhận ra bạn đang mang thai.

Bụng bầu qua các tháng trong thai kỳ thay đổi như thế nào?

Hình ảnh bụng bầu qua các tháng trong tam cá nguyệt thứ hai nói lên nhiều điều về sự phát triển của thai nhi

Kích thước bụng bầu và sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, các dấu hiệu mang thai còn chưa rõ ràng, kích thước vòng bụng cũng không có sự thay đổi đáng kể. Thậm chí nếu bạn không nói, rất ít người có thể nhận biết bạn đang mang thai.

Dù trong giai đoạn này thai nhi có nhiều bước tiến phát triển vượt bậc nhưng kích thước vòng 2 của mẹ hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể. Phải đến cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, khi cân nặng của thai nhi đạt khoảng 14gr, tương đương với 1 quả chanh, vòng bụng của mẹ mới bắt đầu lộ rõ. Các vết rạn da cũng vì vậy bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.

Bụng bầu qua các tháng trong thai kỳ thay đổi như thế nào?

Ăn gì chống rạn da khi mang thai?
Ngoài dùng sản phẩm dưỡng thích hợp, mẹ bầu nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn để phòng chống rạn da khi mang thai.

Mang thai 3 tháng giữa, mẹ bầu thay đổi ra sao?

Trong giai đoạn này, bé yêu của mẹ đã có những chuyển động rõ ràng hơn, giúp mẹ có thể cảm nhận rõ hơn sự hiện diện cũng như quá trình phát triển của thai nhi.

Bụng bầu qua các tháng trong tam cá nguyệt thứ 2 ở giai đoạn này đã to hơn, nhô hẳn ra phía trước cơ thể. Tử cung cũng dần lớn hơn chèn lên các mạch máu phía lưng, từ đó gây ra những cơn đau thắt lưng khi mang thai. Đồng thời, tuyến sữa của bạn đã bắt đầu phát triển cùng với sự hình thành của sữa non. Điều này dẫn đến kích thước ngực của mẹ bầu sẽ tăng lên đáng kể so với bình thường. Tuy nhiên, việc phát triển của ngực và đầu ti cũng tuỳ vào thể trạng mỗi người nên mẹ bầu đừng nên quá lo lắng về việc đầu ti lớn hay vừa cũng như ngực to hay nhỏ.

Trong tuần thứ 24, mẹ bầu sẽ cảm thấy ngực bị chèn ép và khả năng ăn cũng giảm dần là do sự phát triển “thần tốc” của con cưng khiến tử cung căng lên, chèn ép vào dạ dày. Bụng mẹ lúc này cũng đã to hơn rất nhiều và gây không ít khó khăn cho giấc ngủ của mẹ bầu. Nếu gặp phải tình trạng mất ngủ khi mang thai, mẹ có thể dùng những chiếc gối ngủ chuyên dụng cho bà bầu có khả năng nâng đỡ bụng mẹ khi ngủ. Cách này sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Mách nhỏ dành cho mẹ: Với kích thước vòng 2 đã tăng đáng kể, đây cũng là lúc thích hợp để mẹ bầu chuẩn bị thêm một số quần áo rộng rãi và thoải mái hơn.

Kích thước bụng bầu qua các tháng trong tam cá nguyệt thứ 3

Cùng với sự lớn dần của tử cung, kích thước bụng bầu trong giai đoạn này cũng tăng vượt bậc. Thậm chí, nhiều mẹ bụng bầu “vượt mặt” dẫn đến đi đứng, ngủ nghỉ khó khăn. Mẹ có thể tăng thêm khoảng 5kg trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Trọng tâm cơ thể thay đổi do tử cung lớn dần. Hơn nữa, dây chằng và các khớp nối khung xương cũng lỏng dần do hormone thai kỳ cũng làm mẹ bầu bị mất cân bằng, cảm thấy đau khi thay đổi tư thế, nhất là khi cúi xuống xách đồ.

Với hầu hết các mẹ bầu, nhất là những người lần đầu làm mẹ, kích thước bụng bầu qua các tháng là vấn đề rất quan trọng, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, rất nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi mang thai tháng thứ 6, thứ 7 nhưng bụng bầu vẫn nhỏ, thậm chí khó có thể nhìn thấy bụng.

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên quá lo trong trường hợp bụng bầu có vẻ nhỏ hơn so với bình thường. Thực tế, kích thước bụng bầu không phản ánh nhiều về sự phát triển của em bé trong bụng mẹ mà thường phụ thuộc vào những yếu tố như: Vóc dáng và cấu trúc xương, độ chắc của cơ, vị trí nằm của thai nhi, mức độ tăng cân của mẹ bầu…

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc