Cách hay giảm ngay hiện tượng nhức mỏi tay chân ở bà bầu

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

Cách hay giảm ngay hiện tượng nhức mỏi tay chân ở bà bầu

Theo thống kê khoảng 80% mẹ bầu mắc chứng nhức mỏi ở cổ, vai, gáy hay đau lưng, đau chân, chuột rút… từ 3 tháng đầu thai kỳ. Hiện tượng bà bầu bị đau nhức người được coi là bình thường đơn giản ví trọng lượng thai nhi thay đổi hình dáng bụng bầu từng ngày. Đồng thời các hormone mà thai phụ tiết ra làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của dây chằng gây nên những cơn đau.

Nguyên nhân bà bầu bị đau nhức người, mỏi chân tay

Các triệu chứng nhức mỏi, khó chịu có thể đến từ việc thay đổi thói quen sinh hoàng, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Tăng cân đột ngột trong thai kỳ

Vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất hầu hết bà bầu đều cảm nhận được bụng đang lớn dần lên, trọng lượng cơ thể lúc này cũng thay đổi đáng kể. Hệ lụy là các dây thần kinh, dây chằng bị nới lỏng ra để chịu được áp lực, giúp nâng đỡ cơ thể của người mẹ.

Và đây là thời điểm chứng đau nhức khắp cơ thể “viếng thăm”. Ban đầu có thể chỉ thỉnh thoảng mỏi vai, đau lưng nhưng dần dần là đau chân về đêm, đau đầu… Nếu hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu xảy ra liên tục, người mẹ nên thông báo với bác sĩ.

Cách hay giảm ngay hiện tượng nhức mỏi tay chân ở bà bầu

Nhức mỏi tay chân khi mang thai ít nhiều khiến mẹ khó chịu suốt thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng thiếu chất

Dinh dưỡng khi mang thai phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất như trước khi có bầu, thậm chí có thể tăng cả về số và lượng nếu cần thiết. Có 3 nhóm chất quan trọng cần phải bổ sung đầy đủ để hạn chế nhức mỏi, khó chịu: Canxi, Magie và Nước.

  • Canxi: Mẹ bầu cần cung cấp lượng canxi  khoảng 1.200mg/ ngày để đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt.
  • Magie: Có tác dụng trong việc chống tiền sản giật, ngăn ngừa tình trạng đẻ non và giảm tỷ lệ trẻ bị tử non trong quá trình sinh đẻ. Thiếu hụt magie sẽ dẫn đến hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu.
  • Nước: Khi cơ thể thiếu nước, khả năng trao đổi chất xảy ra kém, làm ứ đọng các sản phẩm lactate tại chỗ gây đau nhức, mỏi cơ.

Vận động sai tư thế

Bụng bầu ngày càng lớn khiến khả năng vận động của bà bầu trở nên khó khăn. Vì thế, việc đi đứng, ngủ sai tư thế, thường xuyên nằm nghiêng qua một bên là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhức mỏi chân tay ở bà bầu.

Những hàng động tưởng chừng như rất bình thường này có thể gây chèn ép dây thần kinh, khiến máu lưu thông đến tay, chân bị trì trệ. Đồng thời lúc này  khả năng cung cấp và trao đổi oxy giữa các cơ quan kém, khiến chân tay bị đau nhức và tê mỏi.

Dạ con bị co thắt

Thỉnh thoảng bà bầu sẽ cảm thấy dạ con bị co bóp tạo nên những cơn đau vừa phải, thoáng qua hoặc hơi âm ỉ giống như đau bụng kinh.

Đau trong bụng dưới

Khi mang thai, dạ con ngày càng to ra khiến các dây chằng bị kéo căng, đặc biệt là khi bà bầu đi lại, vận động hoặc thai nhi cử động mạnh, gây ra cảm giác đau nhói.

Nhức mỏi khi mang thai tháng đầu

Đây có thể là dấu hiệu khi mang thai sớm của nhiều mẹ bầu. Và nó sẽ kéo dài cho đến hết thai kỳ, đây là sự thật không né tránh được. Từ thời điểm biết mình sắp chào đón một thiên thần nhỏ thì những cơn đau bất chợt sẽ đến bất cứ lúc nào do cơ thể mẹ bầu thay đổi từng ngày.

Đó là những cơn nhức mỏi lưng, hông, đau thần kinh tọa, đau bụng, đau dây chằng và có thể là những cơn gò của con yêu vào 3 tháng cuối thai kỳ. Tất cả những cơn đau này đều khiến bạn cảm thấy khó chịu và không thể ăn ngon ngủ yên.

Nhức mỏi chân về đêm khi mang thai

Thường thì qua tam cá nguyệt thứ hai mẹ mới cảm thấy chân có những biểu hiện khó chịu. Ban đầu thường chỉ là cảm giác khó chịu, hơi nóng và nhức mỏi ở chân. Nhưng càng về những tháng cuối thai kỳ chứng đau nhức lại càng lan nhanh dần sang các ngón chân và toàn bộ bàn chân, đôi khi cả tay cũng bị tình trạng này về đêm.

Nếu tình trạng này diễn ra hường xuyên và kéo dài thì rất có thể là biểu hiện của bệnh đái tháo đường hay rối loạn chức năng chuyển hóa.

Nhức mỏi khi mang thai tháng cuối

Thai nhi ngàng càng lớn sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được dẫn đến hiện tượng sưng phù tay chân ở bà bầu. Cộng với chứng đau lưng sẵn có, toàn cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên nặng nề, mệt mỏi.

Cách chữa nhức mỏi chân cho bà bầu

Vẫn biết rằng hiện tượng bà bầu nhức mỏi người là không thể tránh khỏi trong suốt 40 tuần thai nhưng nếu có những biện pháp hỗ trợ kịp thời thì vẫn có thể hạn chế tới mức tối đa.

  • Tập thể dục thường xuyên: Đi bộ, yoga, thiền hay bơi lội… đều có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả. Nếu không bị bác sĩ khuyến cáo về sức khỏe mẹ nên giữ thói quen tập thể dục thường xuyên và đều đặn cho tới ngày chuyển dạ.
  • Chế độ dinh dưỡng kho học, đủ chất: Không ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng thay vào đó tăng cường thêm thức ăn giàu năng lượng để cơ thể cảm thấy khỏe khắn. Đây cũng là cách tốt nhất để mẹ bầu không gặp phải các bệnh thường gặp trong thai kỳ như: tiểu đường, cao huyết áp thai kỳ, tăng cân quá mức…

Cách hay giảm ngay hiện tượng nhức mỏi tay chân ở bà bầu

Mẹ có thể duy trì thói quen tập yoga tới ngày chuyển dạ mà không sợ ảnh hưởng thai nhi

  • Nằm ngủ đúng tư thế: Bằng cách nằm kê gối gác chân lên cao để giảm áp lực lên sẽ giúp lưu thông máu và làm giảm nguy cơ sưng phù và bị cục máu đông.
  • Chườm nóng: Đặt một túi chườm nóng nhỏ ở nơi bị đau nhức và lăn đi lăn lại thường xuyên để giảm cáccơ nhức mỏi ở chân tay. Bạn cũng có thể chườm ở những nơi bị đau trên cơ thể bằng ngải cứu và muối.
  • Massage: Nhẹ nhàng massage cho bạn vào những buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách hay giảm ngay hiện tượng nhức mỏi tay chân ở bà bầu

Mẹo mát xa cho bà bầu chào "tạm biệt" chứng phù nề
Mát xa cho bà bầu vừa giúp thư giãn, hạn chế những cơn đau nhức khó chịu trong thai kỳ vừa duy trì vẻ đẹp rạng ngời. Những động tác mát xa chân đơn giản sẽ là bài thực hành tuyệt vời cho ông xã trong những tháng cuối thai kỳ của vợ.

Sau cùng mẹ bầu nên nhớ hiện tượng nhức mỏi tay chân ở bà bầu là bình thường không cần phải điều trị. Bà bầu chỉ cần đi khám định kỳ và có chế độ chăm sóc bầu khoa học để mẹ khỏe, bé khỏe.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc