Cách nhận biết thai máy cho mẹ mang thai lần đầu

shape

01 Th10

Cha Mẹ TốtTh10 01, 2019

Cách nhận biết thai máy cho mẹ mang thai lần đầu

Thai máy không chỉ là một dấu hiệu giúp mẹ cảm nhận rõ hơn về mầm sống đang ngày càng lớn lên trong bụng mình. Theo dõi thai máy cũng giúp mẹ nhận ra được tình trạng sức khỏe của thai nhi qua số lần và cường độ của các cử động. Cách nhận biết thai máy dưới đây sẽ giúp các mẹ xác định chính xác khi bắt đầu có các cử động thai.

Nội dung bài viết

  • Phân biệt thai máy và sôi bụng
  • Thai máy bao nhiêu là tốt?

Thai máy là cách gọi khác của các cử động thai. Trên thực tế, thai nhi 8 tuần tuồi đã bắt đầu có cử động. Thế nhưng, lúc này thai nhi quá nhỏ nên cử động rất nhẹ vì vậy người mẹ chưa thể cảm nhận được thai máy. Ngoài ra, những bà mẹ mới lần đầu mang thai thường không chú ý đến những chuyển động rất nhẹ này nên dễ bỏ lỡ những chuyển động thai đầu tiên.

Nếu đang mong chờ những dấu hiệu chuyển động ấy, mẹ thử áp dụng cách theo dõi thai máy dưới đây nhé.

Phân biệt thai máy và sôi bụng

Thông thường, ở tam cá nguyệt thứ hai, tức là từ tuần thứ 18-20, người mẹ lần đầu mang thai bắt đầu có cảm nhận được hiện tượng thai máy. Tuy nhiên, lúc này thai còn nhỏ, cử động còn yếu ớt nên hiện tượng thai máy rất nhẹ, giống như một cơn gió thoảng qua, và có người còn cảm nhận lần đầu máy của thai nhi giống như con cá vàng bơi lội và quẫy đuôi. Như vậy, dù chỉ mới mang thai lần đầu, khi đến mốc từ 16 tuần trở đi, nếu mẹ thường xuyên chú ý để nhận biết thì sẽ có thể nhận ra đâu là chuyển động thai máy.

Cách nhận biết thai máy cho mẹ mang thai lần đầu

Bắt đầu theo dõi kỹ vào cuối tháng thứ 4, mẹ sẽ có cơ hội “bắt sóng” được những lần thai máy đầu tiên

Tuy nhiên, có không ít mẹ tưởng những lần thai máy đầu tiên là vấn đề ở đường tiêu hóa. Trên thực tế, những điều mẹ tưởng là cơn sôi bụng lại chính là những lúc bé đang “ngọ ngoạy”. Vậy, cách theo dõi thai máy trong những ngày đầu làm sao để phân biệt được 2 hiện tượng này?

  • Sôi bụng: Là sự kết hợp giữa những âm thanh tạo nên bởi nhu động của ruột và thức ăn trong ống tiêu hóa. Mẹ sẽ có cảm giác như nước đang sủi lên trong bụng và thường diễn ra liên tục trong 1 thời gian ngắn, có thể gây khó chịu cho mẹ. Sôi bụng thường đi kèm những âm thanh mà mẹ có thể nghe được.
  • Thai máy: Cũng tạo nên cảm giác như sủi nước, xuất hiện rải rác trong ngày và không tạo ra âm thanh hay cảm giác khó chịu.

Những tuần sau tuần thứ 20, thai nhi có cử động mạnh mẽ, rõ rệt hơn, số lần máy nhiều hơn, duỗi, đá, kéo thường xuyên hơn và nhất là những tuần cuối thai kỳ. Người mẹ có thể thấy chuyển động của em bé trên da của mình. Lúc này, mẹ có thể cảm nhận được những cú nhào lộn, xoay người, thúc cùi chõ và thành bụng mẹ và đặc biệt mẹ có thể sờ được khuỷu tay, bàn chân, chân bé xíu của em bé.

Thường những phụ nữ sinh con thứ hai thường có cảm nhận thai máy sớm hơn so với những người sinh con so. Họ phân biệt đâu là thai máy đâu là hiện tượng sôi bụng, hoặc trẻ bị nấc cụt. Để cảm nhận thai máy dễ dàng mẹ cần nghỉ ngơi yên tĩnh.

Với những người có thành bụng dày thường khó cảm nhận thai máy hơn những người có thành bụng mỏng. Bên cạnh đó, lượng nước ối nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến cảm nhận của thai phụ.

Cách nhận biết thai máy cho mẹ mang thai lần đầu

Thai máy càng nhiều con càng khỏe?
Một trong những thứ thú vị nhất của việc mang thai là cảm thấy em bé đạp. Cảm giác mà sự chuyển động đó sẽ cho bạn linh cảm từ rất sớm rằng, bạn sẽ có một đứa bé đáng yêu! Tuy nhiên, mẹ có biết những chuyển động của thai nhi cũng có thể cho biết về tình trạng sức khỏe của con.

Thai máy bao nhiêu là tốt?

Thông thường, người mẹ sẽ cảm nhận được thai máy ở tháng thứ 4 và càng ngày người mẹ càng cảm nhận rõ nét hơn. Từ tuần thứ 30 đến tuần 38, hiện tượng thai máy diễn ra mạnh mẽ nhất. Một ngày đêm thai có thể máy 130 lần. Thường thai máy ít vào buổi sáng và máy nhiều vào buổi tối.

Khi theo dõi bằng máy sẽ nhận thấy thai máy có 4 trạng thái khác nhau:

  • Tĩnh lặng, không có cử động, tim thai ít dao động
  • Cử động thường xuyên, mạnh, kèm cử động nhanh của mắt và dao động nhiều của tim thai, tương ứng giai đoạn trẻ sơ sinh đang ngủ tích cực.
  • Cử động mắt liên tục, không cử động thai và không gia tăng tim thai.
  • Cử động thai đơn độc kèm cử động liên tục của mắt và gia tăng tim thai.

Số lần và cường độ thai máy thường có quy luật nhất định. Nhịp thai máy thể hiện sức khỏe của thai nhi. Tình trạng thai máy ít là tín hiệu cho thấy thai không được khỏe. Có thể nhau thai bị lão hóa khiến tác dụng bị giảm đi làm thai nhi rơi vào tình trạng thiếu oxy hóa mãn tính. Nếu để tình trạng này kéo dài đến 1 tuần có, không có biện pháp cứu chữa có thể làm thai nhi chết trong tử cung. Vì vậy, trong trường hợp người mẹ cảm nhận thai nhi máy ít hơn bình thường, người mẹ cần theo sõi và đếm số lần thai máy. Đặc biệt là khi thai nhi từ 7 tháng.

Cách nhận biết thai máy cho mẹ mang thai lần đầu

Thai máy như thế nào, sức khỏe của con thế nấy
Những cử động của thai nhi không chỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc mà còn giúp mẹ biết được sức khỏe bé cưng có đang phát triển tốt hay không. Vì vậy, bầu không được lơ là việc thường xuyên theo dõi thai máy, bầu nhé!

Cách nhận biết thai máy đơn giản nhất là đếm số lần cử động thai theo các bước sau:

  • Người mẹ tiến hành đếm thai máy vào buổi sáng sớm, trưa và tối mỗi ngày. Việc đếm số lần thai máy trong một tiếng đồng hồ. Sau đó, cộng tổng số thai mau trong 12 tiếng đồng hồ.
  • Nếu thai máy 4 lần/giờ thì thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Ngược lại, tình trạng thai máy nhiều (hơn 20 lần/1 giờ) mẹ cũng cần cẩn trọng. Rất có thể thai nhi đang bị căng thẳng hoặc có thể mẹ đang bị stress quá mức.
  • Nếu thai cử động 3 lần/giờ, để đếm chính xác hơn, mẹ cần đếm thêm 1 giờ nữa, vì rất có thể thai nhi đang ngủ. Trường hợp thai máy 3 lần/giờ hoặc có thể ít hơn thì mẹ cần đếm liên tục trong 12 giờ (8h sáng – 8h tối). Nếu thai nhi cử động hơn 10 lần/12 giờ là bình thường. Còn nếu thai nhi cử động ít hơn 10 lần/12 giờ là bất thường, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc