Cải thiện bệnh huyết áp thấp khi mang thai

shape

30 Th11

Martin NguyenTh11 30, 2019

Cải thiện bệnh huyết áp thấp khi mang thai

Cải thiện bệnh huyết áp thấp khi mang thai

Đo huyết áp là một trong những bước kiểm tra sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ mang thai

1/ Huyết áp và thai kỳ của mẹ bầu

Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe, dù thấp hay cao hơn bình thường cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Huyết áp cao khi mang thai làm ảnh hưởng đến nhau thai, khiến thai nhi không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ mẹ. Huyết áp cao còn là một trong những tiền đề dẫn đến chứng tiền sản giật khi mang thai.

Huyết áp xuống quá thấp ngược lại có thể khiến mẹ bầu bị ngất xỉu do oxy và máu lên não không đủ, máu không truyền đủ tới các cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp này, thai nhi cũng sẽ không nhận đủ lượng máu cần thiết để phát triển.

Vì vậy, đo huyết áp là một trong những bước kiểm tra sức khỏe thai kỳ, bác sĩ cần có những thông số này để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của mẹ và bé.

2/ Nguyên nhân gây huyết áp thấp khi mang thai

Tuy không phổ biến như tình trạng cao huyết áp khi mang thai, tụt huyết áp cũng không phải tình trạng hiếm. Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có mức huyết áp từ 110/70 tới 120/80. Huyết áp thấp được xác định khi mức huyết áp của mẹ bầu bằng hoặc nhỏ hơn 100/60 mm Hg.

Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng hơn bình thường để đảm bảo đủ cung cấp cho thai nhi. Đây là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Mang thai đôi, tiền sử bệnh hoặc do cung cấp không đủ vitamin B12, axit folic cũng góp phần gây nên tình trạng huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai.

Cải thiện bệnh huyết áp thấp khi mang thai

Bổ sung vitamin khi mang thai: Điều kiện tiên quyết!
Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể là một trong những bước để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu có biết những vitamin nào cần thiết cho thai kỳ của mình và phải bổ sung như thế nào cho đủ?

3/ Dấu hiệu nhận biết huyết áp thấp

– Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu khi đứng lâu hoặc khi đột ngột đứng dậy

– Hoa mắt, choáng váng

– Buồn nôn

– Dễ cáu gắt, khó tập trung

– Da nhợt nhạt và lạnh

– Mệt mỏi

– Cảm thấy lạnh nhưng lại đổ mồ hôi

Cải thiện bệnh huyết áp thấp khi mang thai

5 bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu được xem là giai đoạn “kinh khủng” đối với nhiều chị em, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Vừa phải tìm cách vượt qua những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ vừa phải học cách chăm sóc cho bản thân và cục cưng trong bụng. MarryBaby mách mẹ cách chăm sóc sức khỏe bà bầu 3...

4/ Làm gì khi bị huyết áp thấp khi mang thai?

– Nằm nghiêng về bên trái để tăng lượng máu lưu thông đến tim

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột, nhất là khi đứng lên, ngồi xuống

– Hạn chế đứng trong một thời gian dài

– Hạn chế đồ uống có caffein và thức uống có cồn

– Chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày

– Tập thể dục thường xuyên để duy trì huyết áp ở mức ổn định

– Uống nhiều nước, nên chủ động uống nước, không nên đợi đến khi cảm thấy khát mới uống

– Mang theo bánh, kẹo hoặc đồ ngọt bên người để tránh tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết đột ngột

– Đến gặp bác sĩ khi có những triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu dữ dội, tê một phần cơ thể, khó thở.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Mẹ bị tụt huyết áp lúc vào phòng sinh con
  • Tụt huyết áp

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc