Cảm nhận cú "tung chưởng" của con

shape

30 Th09

Martin NguyenTh09 30, 2019

Cảm nhận cú "tung chưởng" của con

Mẹ có cảm giác thể nào khi nhận thấy chuyển động của bé trong bụng mẹ? Trong từng giai đoạn khác nhau và tùy từng cảm nhận của mẹ, mỗi lần tung chưởng của con sẽ mang lại những cảm xúc khác nhau.

Cảm nhận cú "tung chưởng" của con

Nếu không thấy bé đạp, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra tim thai và siêu âm

1/ Thời điểm bé đạp trong bụng mẹ?

Một số phụ nữ có thể cảm thấy sự chuyển động của thai nhi vào tháng thứ 4. Tuy nhiên, nếu không cảm nhận được, mẹ cũng đừng qúa lo lắng nhé! Đa số mọi người sẽ cảm thấy cú đạp của bé vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Sang tháng thứ sáu, bé sẽ thuờng xuyên “tung chưởng” vào bụng mẹ hơn nữa. Và đến những tháng cuối thai kỳ, bạn gần như cảm thấy sự chuyển động của bé mọi lúc mọi nơi, thậm chí trong lúc mẹ đang ngon giấc.

2/ Chuyển động khi bé đạp trong bụng mẹ như thế nào?

Chị Liên ( 27 tuổi, Đồng Nai) chia sẻ: “Mình cảm thấy tiếng con đạp như tiếng bắp rang nổ trong lò vậy đó. Thật thú vị!”. Trong khi đó, chị Hoài Thương (26 tuổi, TP.HCM) thì lại thấy bé đạp như một chú mèo con nhỏ. Một ông bố ở Bình Dương lại cảm thấy cú đạp của con mình như sự chuyển động của đàn bướm vậy.

Trong từng giai đoạn của thai kỳ, cú đạp của bé sẽ có độ mạnh, nhẹ và nhịp điệu khác nhau. Cảm nhận của từng người mẹ cũng sẽ khác nhau.

Tam cá nguyệt thứ hai: Đa số các bé sẽ đạp lần đầu tiên trong giai đoạn này. Cú đạp của bé lúc này thường rất nhẹ, mẹ phải chú ý lắm mới không bỏ lỡ.

Cảm nhận cú "tung chưởng" của con

Tam cá nguyệt thứ hai và những điều mẹ cần biết
Ba tháng giữa thai kỳ thường được xem như giai đoạn “trăng mật” của hành trình mang thai vì hầu hết các mẹ bầu đã có thể nói lời tạm biệt với ốm nghén cùng cảm giác mệt mỏi thường trực do sự thay đổi hormone mang lại.

Tháng thứ 7: Lúc này, bé không chỉ đạp mà còn lộn nhào trong bụng bạn nữa. Mẹ có thể cảm thấy bé mỗi ngày, thậm chí có bé đạp đến 10 lần mỗi giờ.

Tháng thứ 8: Đến tháng thứ 8, đôi khi những chuyển động của bé sẽ làm mẹ khó chịu. Nếu để ý kỹ, mẹ có thể thấy những chuyển động của con tuân theo một quy luật nhất định: lúc bé ngủ và lúc thức dậy. Cú đá của bé từ giờ sẽ không sắc nét nữa mà gần như là bé đang lăn qua lăn lại trong bụng.

Tháng thứ 9: Tại thời điểm này, bé di chuyển nhiều hơn hẳn. Thật khó để kiếm một vị trí thoải mái mà bạn không cảm thấy con “lên gối” trong bụng mình. Chú ý đến hoạt động của con và báo cho bác sĩ nếu có gì bất thường.

3/ Bé có thường xuyên “tung chưởng”?

Nhiều mẹ cảm thấy có lúc con di chuyển đến 30 lần một ngày, trong khi lúc ngủ thì ít hơn hẳn. Thời gian chuyển động nhiều nhất trong ngày của bé chủ yếu vào ban đêm, ngay khi bạn sẵn sàng đi vào giấc ngủ. Thai nhi có phản ứng với âm thanh và những vuốt ve. Be sẽ trở nên năng động hơn nếu bạn nói chuyện, vận động hay cho bé nghe nhạc.

Cảm nhận cú "tung chưởng" của con

Chọn nhạc cho bé yêu thông minh
Theo các nhà nghiên cứu, những âm thanh nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu mềm mại làm mẹ và bé có cảm giác thư thái, dễ chịu hơn. Do đó, nhạc cổ điển là lựa chọn số một dành cho bạn. Bạn có thể cho bé nghe những bản sonat, conceston của Beethoven, Mozart, thể loại Baroque của Vivaldi, Teleman và...

4/ Tại sao phải chú ý đến những chuyển động của bé?

Những chuyển động của thai nhi là một dấu hiệu thông báo rằng mọi chuyện bên trong đang diễn ra rất tốt đẹp. Mẹ sẽ yên tâm hơn nếu biết con yêu đang khỏe mạnh đúng không nào? Dựa trên những lần đạp của con, mẹ cũng có thể lập ra một biểu đồ theo dõi lúc nào bé ngủ và thức. Và nếu cần nghỉ ngơi nhiều hơn, mẹ có thể điều chỉnh lịch sinh hoạt của mình cho phù hợp.

5/ Làm gì khi không thấy bé đạp?

Trung bình, bé thường đạp 10 lần trong mỗi giờ. Trong lúc ngủ, bé có thể ít chuyển động hơn một chút. Mẹ có thể đánh thức bé với một ít nước và cảm nhận sự chuyển động. Nếu không cảm thấy sự chuyển động của bé trong vòng 1 giờ sau khi thử, mẹ nên gọi cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tim thai và siêu âm để chắc chắc mọi chuyện vẫn ổn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Thai máy hay cơn gò tử cung
  • Theo dõi cử động của thai, khi nào nên đi gấp đến bệnh viện?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc