Cân nặng của trẻ sơ sinh lúc chào đời: Yếu tố quyết định tương lai?

shape

29 Th02

Martin NguyenTh02 29, 2020

Cân nặng của trẻ sơ sinh lúc chào đời: Yếu tố quyết định tương lai?

Cân nặng của trẻ sơ sinh lúc chào đời: Yếu tố quyết định tương lai?

Cân nặng lúc bé chào đời có phải yếu tố quyết định tương lai?

Cân nặng của trẻ sơ sinh, nhất là lúc vừa mới chào đời luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ. Chẳng vì vậy mà rất nhiều mẹ cố gắng “nhồi nhét” trong thời gian mang thai chỉ với mong ước con chào đời không thấp bé nhẹ cân. Ngoài những vấn đề sức khỏe, nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Mỹ còn cho thấy, so với những bé nhẹ cân, trẻ sinh ra với cân nặng chuẩn sẽ có khả năng học hỏi tốt hơn. Với một cặp sinh đôi, bé nào nặng cân hơn cũng sẽ “nhỉnh” hơn đôi chút về mặt trí tuệ.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc khoa Nghiên cứu Xã hội của trường Đại học Michigan dựa trên số liệu thống kê của 12.000 người trong suốt 35 năm cũng cho thấy mối liên hệ giữa cân nặng của trẻ sơ sinh lúc chào đời và tương lai về sau. Theo đó, những trẻ sinh ra với cân nặng dưới chuẩn (dưới 2,5 kg) thường có nguy cơ bỏ học cao hơn 30%, trong khi mức thu nhập cá nhân thấp hơn 15 %. Đồng thời, nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe sau tuổi 30 cũng cao hơn hẳn.

Cân nặng của trẻ sơ sinh lúc chào đời: Yếu tố quyết định tương lai?

Chăm sóc trẻ sinh nhẹ cân
Với trẻ sinh non, do chức năng tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt kém, phổi chưa trưởng thành, dễ bị suy hô hấp, xẹp phổi, xuất huyết phổi, bệnh màng trong... Còn đối với trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung thì thường có nguy cơ hạ đường huyết do thiếu glucogen dự trữ

Chính vì những lý do này, các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng, duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để tạo tiền đề phát triển tốt nhất cho tương lai của con trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Chất quan trọng hơn lượng!

Ăn uống đầy đủ, thậm chí có phần hơi dư thừa, nhưng trẻ sinh ra vẫn nhẹ cân? Đây là vấn đề khá phổ biến, nguyên nhân phần lớn bởi do mẹ tập trung tăng khối lượng thực phẩm nạp vào nhưng lại lơ là chất lượng. Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của mẹ nên có đủ 4 nhóm chất: đạm, đường, béo và vitamin. Ưu tiên rau xanh, trái cây và thực phẩm ít chất béo bão hòa, những thực phẩm này thường chứa ít calo nhưng lại giàu chất dinh dưỡng, cực tốt cho bà bầu.

Bên cạnh dinh dưỡng, trẻ nhẹ cân khi chào đời cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như bất thường tử cung, nhau thai, vấn đề sức khỏe của mẹ… Vì vậy, tốt nhất, mẹ bầu đừng nên bỏ qua những buổi khám thai. Đây là cơ hội để các bác sĩ kiểm tra và phát hiện sớm nhất những bất thường sức khỏe, nếu có, từ đó đưa ra lời khuyên hợp lý.

Những nghiên cứu trên chỉ mang tính tham khảo, mẹ không nên quá lo lắng nếu bé cưng chào đời với cân nặng dưới chuẩn. Bởi khi chào đời, thần đồng Issac Newton cũng chỉ nặng có 1,4 kg mà thôi. Dinh dưỡng khi mang thai và trong những năm đầu đời đều có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Sức khỏe, khả năng nhận thức và sự phát triển thể chất của trẻ sẽ có cơ hội đạt mốc 10 điểm suốt tương lai về sau nếu mẹ biết cách cho bản thân mình và bé yêu ăn uống hợp lý, khoa học trong 1000 ngày vàng đầu tiên, tính từ thời điểm mang thai đến khi trẻ được 2 tuổi. Dù trong giai đoạn nào, miễn còn trong phạm vi 1000 ngày vàng, sẽ không quá muộn để mẹ bắt đầu xây dựng cho tương lai mai sau của con.

Cân nặng của trẻ sơ sinh lúc chào đời: Yếu tố quyết định tương lai?

1000 ngày vàng cho con phát triển vượt trội
Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu thế giới về dinh dưỡng cho mẹ và bé, sức khỏe, khả năng nhận thức và sự phát triển thể chất của trẻ sẽ có cơ hội đạt mốc 10 điểm suốt tương lai về sau nếu mẹ biết cách cho bản thân mình và bé yêu ăn uống hợp lý, khoa học trong 1000 ngày vàng đầu tiên....

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc