Cân nặng thai nhi thế nào mới chuẩn?
Để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé, trong các buổi khám thai bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số cần thiết, trong đó có chiều cao và cân nặng thai nhi. Nhờ những số liệu này, bác sĩ sẽ cho mẹ biết về tình hình phát triển của thai nhi cũng như lưu ý dinh dưỡng, chế độ tập luyện cần thiết để bé cưng phát triển tốt nhất.
Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông. Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều. Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên, đây chỉ là con số để mẹ tham khảo, bởi ngay cả những tháng đầu thai kỳ, khi bé cưng mới chỉ là một bào thai bé xíu, chiều cao và cân nặng thai nhi cũng đã có sự khác nhau.
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần
Yếu tố ảnh hưởng cân nặng thai nhi
– Yếu tố di truyền, chủng tộc
– Sức khỏe của bà bầu: Mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn, nặng cân hơn
– Vóc dáng của mẹ
– Mức tăng cân của mẹ: Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tăng cân quá nhiều, mẹ có nguy cơ sinh mổ do thai quá to.
– Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân
– Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang đa thai, song thai, cân nặng của từng bé cũng có thể thấp hơn bình thường.
Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai
Thai nhi có chiều dài đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3 cm đồng nghĩa với việc bé cưng đang phát triển kích thước lớn hơn so với tuổi thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân.
Thai quá lớn có thể gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Bản thân bé cũng có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh ung thư…
Lưu ý giúp mẹ tăng cân nặng thai nhi
Sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để bé đạt cân nặng chuẩn, mẹ sẽ phải chăm chút nhiều đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình. Áp dụng những lưu ý cơ bản dưới đây sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ
Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai
Nếu thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân: Chức năng nhau thai có tốt, có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, dây rốn có vấn đề hay không, chế độ dinh dưỡng của mẹ có đảm bảo, các vấn đề ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ… Xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng hay cách thư giãn, nghĩ ngơi hợp lý. Ngoài nguy cơ suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên, thai nhi quá nhỏ còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh…
Đảm bảo cân nặng chuẩn cho thai nhi
Để đảm bảo thai nhi phát triển vừa đủ, đúng chuẩn, mẹ nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, với 4 nhóm chất: đạm, đường, bột, béo. Đồng thời tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất thông qua rau xanh và trái cây. Chú ý không nên nạp quá nhiều chất bột, đường, nhất là với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Với chất béo, mẹ nên ưu tiên nguồn chất béo từ cá, thực vật, các loại hạt.
Song song với dinh dưỡng, mẹ bầu cũng nên thường xuyên tập thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng, vừa phải. Nghiên cứu cho thấy, 30 phút vận động mỗi ngày không chỉ giúp duy trì cân nặng mẹ bầu mà cân nặng thai nhi cũng được duy trì ở mức vừa phải. Hơn nữa, tập thể dục khi mang thai cũng giúp phát triển trí não của thai nhi cũng như giúp quá trình vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn.
Tập thể dục khi mang thai: Không bao giờ là quá trễ!
Tập thể dục khi mang thai giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ thừa cân, tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, theo nghiên cứu mới đây, bà bầu tập thể dục sau tuần thai thứ 29 sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cả mẹ và bé
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.