Chế độ thai sản mới nhất cho các mẹ sinh con năm 2017

shape

30 Th09

Khanh ElisaTh09 30, 2019

Chế độ thai sản mới nhất cho các mẹ sinh con năm 2017

Ngoài danh sách rất dài những việc cần làm như ăn uống đủ chất, tập thể dục, khám thai, sắm đồ cho bé, các mẹ mang thai và sinh con trong năm nay cũng đừng quên cập nhật những thông tin về chế độ thai sản mới nhất để nắm rõ những quyền đặc biệt của mình nhé

Nội dung bài viết

  • Phụ nữ mang thai được nghỉ bao nhiêu ngày?
  • Trợ cấp thai sản cho cả con ruột và con nuôi
  • Cách tính trợ cấp thai sản người không có bhxh
  • Tổng thời gian nghỉ thai sản của vợ & chồng
  • Người nghỉ thai sản có phải đóng bhxh bhyt bhtn không?
  • Trở lại công việc, mẹ cần biết những gì?

Vậy mẹ đã cập nhật thêm thông tin về các chế độ thai sản 2017 cũng như quyền lợi của mình đối với các loại bảo hiểm sức khỏe thai sản tính như thế nào hay chưa? MarryBaby sẽ chia sẻ với các mẹ chi tiết nhất về thắc mắc này như sau.

Chế độ thai sản mới nhất cho các mẹ sinh con năm 2017

Hiểu rõ chế độ thai sản mới nhất sẽ giúp các mẹ có kế hoạch mang thai và sinh con hiệu quả

Phụ nữ mang thai được nghỉ bao nhiêu ngày?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu được nghỉ khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Trong trường hợp đặc biệt như nhà xa cơ sở khám bệnh hay mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Những ngày nghỉ này được tính vào ngày làm việc, không kể ngày chủ nhật hay lễ tết.

Chế độ thai sản mới nhất cho các mẹ sinh con năm 2017

5 ngày nghỉ phép dành riêng cho mẹ bầu
Bên cạnh những ngày nghỉ phép theo hợp đồng lao động, mẹ bầu còn có thêm 5 ngày phép đặc biệt. Cùng MarryBaby tìm hiểu kỹ hơn về thông tin này nhé.

Trợ cấp thai sản cho cả con ruột và con nuôi

Theo chế độ thai sản mới nhất hiện nay, không chỉ trong trường hợp sinh con mà cả nhận con nuôi, mẹ cũng sẽ được nhận trợ cấp thai sản. Cụ thể, khi sinh con, mẹ sẽ được hưởng mức trợ cấp bằng 100% bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng liền kề trước khi sinh.

Trong trường hợp nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi, với mỗi bé, mẹ sẽ được nhận trợ cấp bằng 2 lần lương cơ sở tại tháng nhận nuôi bé.

Cách tính trợ cấp thai sản người không có bhxh

Các mẹ không tham gia bảo hiểm xã hội cũng đừng quên tìm hiểu chế độ thai sản mới nhất. Vì trong trường hợp chỉ có bố tham gia bảo hiểm xã hội thì gia đình vẫn được hưởng trợ cấp bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.

Tổng thời gian nghỉ thai sản của vợ & chồng

Mẹ có thể nghỉ trước khi sinh để giữ sức khỏe và chuẩn bị hoàn hảo cho sự ra đời của bé. Thời gian nghỉ trước không quá 2 tháng kể từ ngày sinh con. Tổng thời gian nghỉ trước và sau khi sinh là 6 tháng đối với các mẹ sinh một con. Với các mẹ sinh đôi trở lên, thời gian nghỉ thai sản sẽ tăng thêm 1 tháng cho mỗi bé.

Chế độ nghỉ cho các bố đang đóng bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

  • 05 ngày làm việc.
  • 07 ngày làm việc nếu mẹ sinh con phải trải qua phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần thai.
  • Trường hợp mẹ sinh đôi, bố được nghỉ 10 ngày làm việc, nếu sinh nhiều con hơn thì bố được nghỉ thêm 3 ngày cho mỗi bé.
  • Trường hợp mẹ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì bố được nghỉ 14 ngày làm việc
  • Thời gian nghỉ của bố được tính trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày mẹ sinh con.

Các mẹ nhận con nuôi dưới 6 tháng và có tham gia bảo hiểm xã hội cũng được nghỉ thai sản cho đến khi bé tròn 6 tháng.

Chế độ thai sản mới nhất cho các mẹ sinh con năm 2017

Nghỉ thai sản: Càng dài, càng lợi!
40 tuần mang thai, mẹ bầu dồn tâm trí vào thai kỳ, em bé, cuối cùng là chuẩn bị cho việc sinh con. Khoảng 6 tuần sau sinh, tuy cơ thể bạn đã hồi phục, nhưng thể chất tốt không có nghĩa tinh thần cũng tốt. Vì vậy, lựa chọn đi làm của phụ nữ sau sinh cần phải xem xét rất kỹ càng!

Người nghỉ thai sản có phải đóng bhxh bhyt bhtn không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

Trích theo “Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản như sau:

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội“.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1.8 Điều 38 Quyết định 959/QĐ- BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 quy định:

“1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.“

Theo đó, pháp luật hiện hành quy định, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày công trở lên trong tháng thì được tính là thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Đồng thời, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người lao động và đơn vị không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN

Trở lại công việc, mẹ cần biết những gì?

Với chế độ thai sản mới nhất, thời gian nghỉ thai sản tối thiểu đã được kéo dài đến 4 tháng. Khi mẹ đi làm lại trước thời hạn 6 tháng, mẹ được hưởng lương đồng thời vẫn nhận được trợ cấp và hưởng chế độ thai sản.

Ngoài ra, khi mẹ đã đi làm lại mà sức khỏe vẫn chưa hồi phục thì sẽ được hưởng thêm 5-10 ngày nghỉ, nhưng số ngày nghỉ này sẽ bao gồm cả lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc