Chọn thuốc cho bà bầu: Tỉnh táo để "né" dị tật thai nhi

shape

31 Th12

Khanh ElisaTh12 31, 2019

Chọn thuốc cho bà bầu: Tỉnh táo để "né" dị tật thai nhi

Lời khuyên hàng đầu cho phụ nữ mang thai là không nên sử dụng và lạm dụng thuốc dù là thuốc trị bệnh hay thuốc bổ. Một số thuốc có thể gây sẩy thai, lưu thai. Đặc biệt, theo nghiên cứu dịch tễ gần đây, gần 2% các dị tật bẩm sinh là do thuốc mà các bà mẹ đã sử dụng trong lúc mang thai. Dị tật được xác định khi thuốc gây tác hại đến cấu trúc hay chức năng của cơ quan đang hình thành. Vì thế, việc chọn thuốc cho bà bầu cần sự thận trọng.

Nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi

Các dị tật thai nhi thường gặp: Hội chứng Down, biến dạng chân, vẹo chân, sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh (giãn não thất, não úng thuỷ, nứt đốt sống, hở hộp sọ, tật vô sọ,…). Nguyên nhân chính dẫn đến những dị tật bẩm sinh là do:

  • Mẹ sinh con ở độ tuổi trên 35 khi sinh con hoặc bố trên 50 tuổi
  • Tiền sử cá nhân hay yếu tố di truyền gia đình
  • Đột biến nhiễm sắc thể
  • Sinh non
  • Nhiễm trùng thai
  • Mẹ mắc bệnh 1 số bệnh khi mang thai: Rubella, vi-rút Herpes, tiểu đường thai kỳ,…
  • Mẹ thiếu a-xít folic trước và trong thai kỳ, mẹ bầu bị tăng nhiệt độ cơ thể do sốt cao, tắm hơi, tắm trong bồn nước nóng, hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai…

Uống thuốc bổ đúng cách để giảm nguy cơ dị tật

Khi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai hoặc trong những tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ có nguy cơ sinh con dị tật, nên làm theo đúng chỉ định của bác sĩ và nên sử dụng một số loại thuốc bổ cần thiết sau:

Uống đủ lượng a-xít folic từ khi mới mang thai

A-xít folic hay còn gọi là vitamin B9 giúp tổng hợp DNA & là 1 trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Bổ sung a-xít folic trước khi mang thai, trong suốt quá trình mang thai và khi cho con bú để phòng tránh thai nhi bị dị tật ống thần kinh (nứt đốt sống và não úng thủy).

Chọn thuốc cho bà bầu: Tỉnh táo để "né" dị tật thai nhi

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các loại thuốc cần thiết ngay từ khi có ý định mang thai

Triệu chứng của tật nứt đốt sống có thể là liệt 2 chân, tiêu, tiểu không kiểm soát được hay não có nước. Dị tật ống thần kinh có thể xảy ra vào ngày thứ 28 sau thụ thai.

Bà bầu cần được bổ sung 400-800mcg tương đương với 0,4-0,8 miligram a-xít folic mỗi ngày ngay từ khi mẹ chưa mang thai.

Theo các chuyên gia, lượng a-xít folic theo từng giai đoạn như sau:

  • Chuẩn bị mang bầu: Bổ sung trước 3 tháng với liều lượng 400-800mcg/ ngày
  • Đang mang thai: Lượng a-xít folic cần 400-800mcg/ ngày để duy trì sức khoẻ thai nhi và tránh dị tật ống thần kinh bẩm sinh.
  • Đang cho con bú: Nên bổ sung 500mcg/ ngày
  • Đang có con bị dị tật bẩm sinh não hoặc bị nứt đốt sống và muốn sinh thêm con: Bạn có thể phải bổ sung tới 4.000mg/ ngày
  • Đang mang bầu và có thành viên trong gia đình bị dị tật ống thần kinh: Bổ sung 4.000mg/ ngày và cần theo chỉ định của bác sĩ.

Chọn thuốc cho bà bầu: Tỉnh táo để "né" dị tật thai nhi

Mẹ bầu có cần bổ sung axit folic suốt cả thai kỳ?
Bổ sung axit folic trước và trong 3 tháng đầu mang thai sẽ giúp giảm thiểu tới 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Đây là điều mà hầu hết các mẹ bầu đã thuộc "nằm lòng". Tuy nhiên, trong 6 tháng tiếp theo thì sao? Liệu axit folic có còn cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu?

Bổ sung sắt từ khi mang thai đến sau khi sinh 1 tháng

Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% vì vậy mẹ bầu rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu. Sắt cần thiết để tạo Hemoglobin mà Hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang ôxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi.

Tuy vậy, không phải cứ bổ sung nhiều là bà bầu hấp thụ được hết nên có một số mẹ thường không đủ sắt trong thời kỳ mang thai. Tốt nhất mẹ bầu nên uống sắt sau bữa ăn chính 1-2 giờ để tránh tác dụng phụ. Tránh uống sắt cùng với chè, cà phê vì chất Tanin trong chè, cà phê sẽ giảm hấp thu sắt.

Theo khuyến cáo, khi mang thai lần đầu tiên cần bổ sung sắt ngay từ lúc mang bầu đến sau khi sinh 1 tháng và bổ sung với liều lượng 60mg sắt nguyên tố kèm theo a-xít folic 400mcg/ngày.

Chọn thuốc cho bà bầu: Tỉnh táo để "né" dị tật thai nhi

Bổ sung sắt cho bà bầu: Cẩn thận vẫn hơn!
Khác với thời son rỗi, bổ sung sắt cho bà bầu cần tuân thủ một số quy tắc nhất định. Vì ngoài sức khỏe của bầu, sự phát triển của thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng ít nhiều

Cung cấp canxi khi mang thai đúng cách

Phụ nữ mang thai cần bổ sung 1.000-1.200mg canxi mỗi ngày. Cung cấp đủ canxi trong thai kỳ sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi mà vẫn đảm bảo toàn vẹn bộ xương của mẹ.

Chọn thuốc cho bà bầu: Tỉnh táo để "né" dị tật thai nhi

Thuốc cho bà bầu có nguy cơ sinh con dị tật cần có sự tư vấn từ bác sĩ

Mẹ bầu tích lũy canxi đều đặn là rất cần thiết, nó vừa thay thế cho phần canxi mất đi vừa tạo nguồn dự trữ canxi khi các thực phẩm cung cấp không đủ. Trong cùng một thời điểm, cơ thể chỉ có thể hấp thụ tối đa 500 mg canxi. Nếu lượng canxi nạp vào quá 2.500 mg mỗi ngày, mẹ bầu có thể bị táo bón, hạn chế hấp thụ sắt và kẽm gây thiếu máu, tăng nguy cơ bị sỏi thận…

Các loại thuốc cần tránh suốt thai kỳ

Bệnh trong thai kỳ là điều không mẹ nào mong muốn, nhưng nếu mẹ buộc phải dùng thuốc, nên tránh các loại thuốc dưới đây:

  • Aspirin – Dùng để điều trị chứng đau nửa đầu và đau đầu
  • Carbamazepine – Dùng để điều trị bệnh động kinh
  • Captopil – Dùng để điều trị cao huyết áp
  • Distilboestrol – Một loại thuốc nội tiết tố
  • Fluoxetine – Dùng để điều trị trầm cảm
  • Lithium – Dùng để điều trị chứng tâm trạng thay đổi
  • Malarone – Dùng để phòng ngừa bệnh sốt rét
  • Ponstan – Dùng để điều trị chứng đau nửa đầu và đau đầu
  • Phenytoin – Dùng để điều trị bệnh động kinh
  • Ro-accutane – Dùng để điều trị mụn trứng cá
  • Synflex – Dùng để điều trị chứng đau nửa đầu và đau đầu
  • Tetracycline – Kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng âm đạo
  • Thalidomide – Dùng để điều trị tình trạng ốm nghén
  • Warfarin – Được sử dụng để làm loãng máu
  • Vitamin A – Mức giới hạn được khuyên dùng trong khi mang thai là 8.000IU mỗi ngày.

Chọn thuốc cho bà bầu đúng cách sẽ góp phần hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu nhất tới thai nhi. Mẹ nhớ lưu lại những thông tin kể trên để luôn đưa ra lựa chọn sáng suốt nhé.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc