Chóng mặt khi mang thai: Mẹ phải làm gì?

shape

01 Th01

Julia PhạmTh01 01, 2020

Chóng mặt khi mang thai: Mẹ phải làm gì?

Sự thay đổi mạnh mẽ của cơ thể khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề sức khỏe nơi mẹ bầu. Chóng mặt khi mang thai là một vấn đề thường gặp khi hệ thống tim mạch phải hoạt động vô cùng mạnh mẽ và cách mạch máu được giãn rộng bởi sự thay đổi hormone. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu và xử lý nhanh tình trạng này.

Giải mã tình trạng chóng mặt ở mẹ bầu

Mẹ bầu thường bị chóng mặt do trạng thái tinh thần và sự thay đổi hormone khiến hệ thống tim mạch và thần kinh liên tục bị điều chỉnh. Nhịp tim của mẹ bầu tăng, tốc độ bơm máu của tim cũng tăng. Tuy nhiên, các mạch máu lại được giãn ra và mở rộng do tác động của hormone nên dẫn đến việc máu trở về tim chậm, gây hạ huyết áp. Đây là nguyên nhân chính của tình trạng chóng mặt khi mang bầu. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Uống ít nước hay ăn uống không đủ chất: Sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết. Mẹ cần tránh để cho cơ thể mất nước, có thể dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt và ngất xỉu.
  • Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu khi mang thai làm cho lượng ôxy tới não và các cơ quan khác bị giảm. Ngoài ra, những mẹ bầu làm việc trong môi trường nóng bức cũng dễ ra ra hiện tượng choáng váng do sốc nhiệt. Bên cạnh đó, làm việc quá mức hay hồi hộp lo lắng cũng gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
  • Đổi tư thế quá nhanh: Dễ làm cơ thể choáng váng, chóng mặt. Trường hợp mẹ bầu cảm thấy chóng mặt khi bị ho hay đi tiêu, đi tiểu là do hạ đường huyết dẫn tới chóng mặt.

Chóng mặt khi mang thai: Mẹ phải làm gì?

Lưu ý các tư thế chuẩn cho bà bầu
Bụng bầu lớn dần cũng là lúc mẹ rất hay mệt mỏi và đau lưng do trọng tâm cơ thể thay đổi. Bên cạnh đó còn là sự giãn sinh lý của các cơ và dây chằng trong cơ thể để thích nghi với thai nhi ngày một phát triển. Tuy nhiên, chỉ cần duy trì các tư thế sinh hoạt đúng dưới đây, mẹ sẽ thấy tình hình...

Mẹo xử lý nhanh khi bị chóng mặt

Khi cảm thấy chóng mặt, mẹ nên thực hiện ngay các bước dưới đây:

  • Dừng công việc ngay khi thấy chóng mặt: Khi thấy chóng mặt, mẹ bầu nên dừng công việc ngay để tránh bị ngã, nhất là khi mẹ đang di chuyển, lái xe…
  • Nằm nghỉ: Ngay khi cảm thấy chóng mặt, mẹ nên nằm nghỉ ngơi. Nên nằm nghiêng bên trái để tăng tối đa lưu lượng máu trong cơ thể và lượng máu đến não.
  • Ngồi xuống: Nếu không tìm được nơi để nằm, mẹ có thể ngồi xuống, cố gắng để đầu hạ thấp giữa hai đầu gối.

    Chóng mặt khi mang thai: Mẹ phải làm gì?

    Chóng mặt khi mang thai thường xảy ra đột ngột và mẹ bầu nên sẵn sàng ứng phó với tình trạng này

Cách phòng ngừa chóng mặt hiệu quả

  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Việc thay đổi tư thế đột ngột hoặc đứng quá lâu quá lâu sẽ làm cho cơ thể không điều chỉnh kịp thời lượng máu dồn máu chưa lên kịp não nên sẽ gây tinh trạng chóng mặt.
  • Tránh nằm ngửa: Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, tử cung của người mẹ to lên đáng kể. Việc người mẹ nằm ngửa khi ngủ sẽ tạo ra áp lực cho các cơ quan như thận, phổi khiến máu lưu thông chậm, huyết ap giảm, nhịp tim tăng làm mẹ chóng mặt. Vì vậy, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái sẽ tránh được tình trạng này.
  • Bổ sung viên sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân làm đầu óc mẹ choáng váng do lượng ôxy đến não và các cơ quan khác trong cơ thể bị hạn chế. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn uống thức ăn có chứa nhiều chất sắt và bổ sung thêm viên sắt mỗi ngày.
  • Ăn nhiều bữa: Việc bà bầu ăn nhiều bữa và uống nước nhiều là cách giúp ngăn ngừa tình trạng chóng mặt do mất nước và thiếu dinh dưỡng. Mẹ bầu nên ăn mỗi ngày 5-6 bữa, uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày.
  • Mặc đồ thoải mái và tránh làm việc nặng: Mẹ bầu nên chọn trang phục thoải mái, dễ thở, rút mồ hôi tốt, tránh những đồ hầm nóng, chật chội. Bên cạnh đó, mẹ bầu chỉ nên làm việc nhẹ nhàng, tránh làm việc hay tập luyện quá sức cũng khiến mẹ bầu chóng mặt.

Chóng mặt khi mang thai: Mẹ phải làm gì?

Top 12 những điều cần tránh khi mang thai
Bạn luôn mong muốn thai kỳ của mình suôn sẻ và giữ được một sức khỏe tốt cho đến ngày sinh nở? Nhớ hạn chế hoặc tránh hoàn toàn những sai lầm dưới đây nhé!

Chóng mặt là điều bình thường nên mẹ bầu không cần phải lo lắng nhiều. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chóng mặt kéo dài, thường xuyên xảy ra hoặc bị ngất xỉu thì bạn cần được kiểm tra bởi bác sĩ có chuyên môn.

Trường hợp chóng mặt khi mang thai kèm theo các triệu chứng như đau đầu dữ dội, líu lưỡi, mờ mắt, chảy máu, trống ngực đánh liên hồi hay bị ngất… thì bạn cần đi khám ngay vì có thể đây là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc