Chứng bệnh nguy hiểm gây sảy thai liên tiếp

shape

31 Th01

Khanh ElisaTh01 31, 2020

Chứng bệnh nguy hiểm gây sảy thai liên tiếp

Khoảng 5% trường hợp sảy thai là sảy thai liên tiếp nhiều lần tạo thành một bóng ma tâm lý khó dứt cho những lần mang thai tiếp theo. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, có một tỷ lệ không nhỏ sảy thai do hội chứng antiphospholipid (APS – Antiphospholipid Syndrome).

Vì sao hội chứng antiphospholipid gây sảy thai liên tiếp?

Hội antiphospholipid xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công một số protein thông thường trong máu. Nó có thể gây ra các cục máu đông trong động mạch hoặc tĩnh mạch của bạn. Khi mang thai, hội chứng này có thể gây ra các biến chứng, ví dụ như sảy thai và thai chết lưu, thai chậm tăng trưởng… Một khi bệnh được chẩn đoán, điều trị đầy đủ trong hầu hết các trường hợp có thể ngăn ngừa sự tái phát của các triệu chứng.

Chứng bệnh nguy hiểm gây sảy thai liên tiếp

Sảy thai liên tiếp do hội chứng antiphospholipid có thể được ngăn chặn nếu được chẩn đoán và chữa trị kịp thời

Có nhiều trường hợp phụ nữ sảy thai hoặc thai chết lưu ở tam cá nguyệt đầu tiên. Hơn 50% trường hợp sảy thai trong số này là sảy thai tự nhiên do bất thường nhiễm sắc thể. Nếu chỉ sảy thai một lần thì khó xác định được nguyên nhân chính xác. Khoảng 5% phụ nữ bị sảy thai liên tiếp từ 2 lần trở lên thì trong số này có tới 20% được xác định do mắc hội chứng antiphospholipid.

Kháng thể antiphospholipid hoạt hóa tiểu cầu làm trung gian cho quá trình đông máu gây hình thành huyết khối động mạch/tĩnh mạch, đồng thời cũng tác động lên quá trình xâm nhập của tế bào nuôi dẫn đến sai lệch trong hoạt động của bánh nhau, làm tăng nguy cơ sảy thai và các biến chứng thai kỳ khác.

Khi có sự xuất hiện của kháng thể antiphospholipid thường đi cùng hiện tượng sảy thai trước 10 tuần, hoặc sinh non trước tuần 34 do tiền sản giật, suy thai.

Chứng bệnh nguy hiểm gây sảy thai liên tiếp

Sảy thai sớm và những điều cần biết
Sảy thai sớm là một thuật ngữ để gọi những trường hợp sảy thai trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Hiện tượng này khá phổ biến, và nó có thể xảy ra khi bạn thậm chí không hay biết rằng mình đã mang thai

Làm thế nào để xác định kháng thể antiphospholipid?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sảy thai, thai chết lưu. Nhưng sau khi đã loại trừ các yếu tố như tuổi tác mang thai, lối sống, các yếu tố bất thường tử cung, các bệnh lây truyền hoặc do nội tiết tố thì người ta cần cần nhắc xét nghiệm yếu tố sảy thai liên tiếp do miễn dịch, trong đó hội chứng antiphospholipid là nguyên nhân hàng đầu. Những đầu mối dẫn đến hiện tượng này bao gồm:

-Sảy thai tự nhiên liên tiếp trên 3 lần ở tam cá nguyệt đầu tiên khi đã loại trừ nguyên nhân do hormone của mẹ hoặc lỗi nhiễm sắc thể của cha mẹ.

-Thai lưu liên tiếp sau 10 tuần nhưng khi xét nghiệm gai nhau thai không phát hiện gì bất thường.

-Sinh non trước 34 tuần do bị suy thai hay tiền sản giật nặng.

Hội chứng antiphospholipid có cơ chế cũng giống như các bệnh tự miễn và biểu hiện rõ hơn khi gặp yếu tố kháng nguyên (biểu hiện bệnh nặng hơn khi mang thai). Chính vì vậy xét nghiệm để tìm hội chứng này được thực hiện khi nghi ngờ có hội chứng kháng ohospholipid và nên xét nghiệm trong thời gian mang thai. Các xét nghiệm bao gồm các chỉ số anti phospholipid IgM, anti phospholipid IgG, anti cardiolipin IgM, anti cardiolipin IgG. Nếu có bất kỳ thông số nào dương tính, nghĩa là đã mắc hội chứng này.

Kết quả xét nghiệm chỉ chính xác khi đang mang thai hoặc sảy thai chưa quá 1 tháng.

Chứng bệnh nguy hiểm gây sảy thai liên tiếp

Bất ngờ 7 "thủ phạm" gây sảy thai liên tiếp
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có nhiều nguyên nhân sảy thai xuất phát từ những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, và khi chúng kết hợp với nhau, nguy cơ sảy thai của bạn sẽ tăng thêm rất nhiều lần

Mắc hội chứng antiphospholipid làm sao để có thai? 

Nếu bạn mắc hội chứng Antiphospholipid và đang nghĩ đến việc mang thai, cần hỏi bác sĩ những phương pháp điều trị nào sẽ thích hợp với trường hợp của mình. Trong khi mang thai, việc điều trị hội chứng antiphospholipid tránh tình trạng tắc khối động mạch/tĩnh mạch sẽ giúp tăng cơ hội giữ thai. Điều trị hội chứng antiphospholipid thường sử dụng heparin phối hợp với aspirin. Một số dạng heparin – enoxaparin (Lovenox) và dalteparin (Fragmin) – được biết đến như heparin trọng lượng phân tử thấp có thể tiêm dưới da.

Chú ý cần theo dõi cẩn thận theo chỉ định của bác sĩ sản khoa thông qua việc siêu âm kiểm tra kích thước túi ối 2 tuần một lần và theo dõi qua siêu âm lưu lượng máu tử cung. Nếu có tình trạng giảm tiểu cầu, mẹ có thể sẽ được yêu cầu dừng uống thuốc.

Mẹ bầu cũng sẽ được yêu cầu kiểm tra siêu âm doppler thường xuyên để theo dõi mạch rốn thai nhi, loại trừ trường hợp thai nhi bị kém phát triển hoặc suy thai.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc