Chuyên gia giải đáp về bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con

shape

31 Th12

Khanh ElisaTh12 31, 2019

Chuyên gia giải đáp về bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con

Những bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con trước, trong khi mang thai sẽ gây ra nhiều thiếu hụt nghiêm trọng trong việc hình thành và phát triển các bộ phận trong cơ thể của trẻ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 8 triệu trẻ chào đời với một hoặc nhiều dị tật. Nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn của các vi khuẩn có hại, tác động đến hệ miễn dịch, đi vào đường máu gây bệnh cho mẹ và lây truyền sang cho bé.

Làm thế nào để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng này, MarryBaby đã có buổi trao đổi thêm với Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM.

Chuyên gia giải đáp về bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con

Bác sĩ Trương Hữu Khanh có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh truyền nhiễm

Bác sĩ có thể cho biết một số bệnh lây nhiễm theo phương thức di truyền từ mẹ bầu sang thai nhi phổ biến nhất hiện nay?

Theo tài liệu Y khoa ghi nhận những bệnh lây nhiễm cổ điển và phổ biến nhất từ trước tới nay có thể kể đến là bệnh nhiễm trùng lây từ động vật (Toxoplasma), bệnh do Cytomegalovirus (CMV), thủy đậu, rubella…

Sự phát triển của em bé từ lúc hình thành trong bào thai tới khi chào đời sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu người mẹ chẳng may mắc phải những bệnh lý này?

Trong thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ, nếu người mẹ mắc các bệnh lý này, nguy cơ trẻ mắc dị tật bẩm sinh rất cao. Những virus từ các bệnh truyền nhiễm trên có khuynh hướng tấn công làm hạn chế sự hình thành cũng như phát triển của bào thai và gây ra các dị tật như tim bẩm sinh, hội chứng Down, bệnh động kinh, mù lòa hoặc các bệnh về não.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, sức ảnh hưởng của virus hạn chế hơn. Vì vậy, nếu có triệu chứng bất thường trong giai đoạn này mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Chuyên gia giải đáp về bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con

Xét nghiệm mới giúp phát hiện dị tật thai nhi
Một phương pháp xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm hội chứng Down đã được đưa vào áp dụng lần đầu tiên ở xứ Wales, vương quốc Anh. Điều đặc biệt là xét nghiệm này không mang tính xâm lấn như chọc ối hoặc lấy mẫu nhung màng đệm, những phương pháp trước nay vẫn được dùng để tầm soát thai kỳ.

Để phòng tránh các bệnh lây nhiễm này, khi các cặp vợ chồng mong muốn sinh con, người phụ nữ nên chủ động với các biện pháp như thế nào?

Không phải đợi tới lúc lấy chồng và mong muốn sinh con mới có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Hiện nay, đã có rất nhiều vacxin ngừa bệnh mà chị em có thể tiêm khi còn là con gái. Đó là thủy đậu, rubella, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi B, cúm.

Tới khi mang thai, cần chú ý hạn tiếp xúc với động vật nhiều lông như chó, mèo để tránh nhiễm trùng Toxoplasma, rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước nóng để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng thai kỳ…

Đặc biệt cần nhớ khám thai định kỳ và thông báo cho bác sĩ những triệu chứng bất thường của cơ thể để được tầm soát bệnh tránh nguy cơ dị tật cho thai nhi.

Cám ơn bác sĩ đã dành thời gian cho MarryBaby.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc