Cùng bố giải mã sự thay đổi của mẹ khi mang thai

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

Cùng bố giải mã sự thay đổi của mẹ khi mang thai

Sự thay đổi khi mang thai, từ vóc dáng đến tính tình, xảy ra do các hoóc-môn trong cơ thể mẹ. Hoóc-môn là những hợp chất được tiết ra từ nhiều tuyến trong cơ thể để điều khiển các hoạt động, cảm xúc của con người. Chúng đưa ra những mệnh lệnh mà cơ thể không thể phớt lờ. Và khi một người phụ nữ mang thai, hormone của cô ấy bước vào một trận chiến chưa từng có để tạo nên một điều kiện hoàn hảo cho sự phát triển của đứa bé trong bụng. Đấy, bố đã thấy vì sao mẹ lại cứ “xù lông nhím” lên chưa?

Trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai

Hoóc-môn Human chorionic gonadotropin (hCG) giúp chuẩn bị môi trường cần thiết trong tử cung và nhau thai cũng chịu trách nhiệm cho việc các mẹ ốm nghén và mệt mỏi kéo dài. Sau đó đến hormone progesterone, chất cho phép đứa bé phát triển cũng khiến cho dạ dày của các mẹ khó chịu, ngực đau tức, thêm vào đó là tình trạng phù nề cơ thể và đau chân. Hormone oestrogen được sản xuất cho nhau thai nhưng nó cũng chịu trách nhiệm cho sự thái quá về mặt cảm xúc của mẹ.

Bố thấy đấy, những thay đổi khi mang thai mà mẹ đang trải qua phần lớn đều mang đến sự mệt mỏi và khó chịu, tất nhiên, không chỉ mẹ phải chịu đựng mà cả bố nữa.

Cùng bố giải mã sự thay đổi của mẹ khi mang thai

Lúc vui vẻ, lúc sụt sùi, khi thì tức giận, các mẹ bầu đang ở giai đoạn “khó ở” có thể khiến các quý ông chồng trở nên vô cùng bối rối

Khi mẹ đang trải qua tình trạng ốm nghén thì tốt hơn hết là bố hãy cố gắng cảm thông và hỗ trợ mẹ hết sức có thể. Trong vài tháng đầu của thai kỳ, bố phải chịu khó nhường nhịn, phải luôn luôn đồng ý với mẹ, xin lỗi mẹ và luôn nhắc nhở bản thân là “cô ấy hoàn toàn không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân”. Đây là quãng thời gian khó khăn cho mẹ và đôi khi mẹ lỡ miệng nói ra những lời có phần đanh đá cũng là điều hết sức bình thường.

Cùng bố giải mã sự thay đổi của mẹ khi mang thai

Cách trị ốm nghén cho bà bầu
Nên chia từng bữa ăn nhỏ trong ngày, không nên để bụng đói quá lâu vì nó sẽ làm bà bầu dễ bị nghén hơn. Tránh những thức ăn có nhiều chất béo, những gia vị nặng mùi và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6

Khi gần ngày sinh và sau khi sinh

Sau đó, khi sắp tới ngày sinh, các hormone còn thúc giục các mẹ “xây dựng tổ ấm”, vài mẹ đột nhiên cảm thấy muốn dọn dẹp nhà cửa không ngừng. Điều này cũng tốt vì ngôi nhà sẽ trở nên sáng bóng lung linh, nhưng có thể bố sẽ phải tham gia vào công cuộc dọn dẹp này.

Sau khi sinh, nồng độ hormone của mẹ sẽ giảm đột ngột. Cùng với sự mệt mỏi và căng thẳng của việc chăm sóc bé sơ sinh, sự thiếu hụt nồng độ hormone này có thể khiến mẹ trở nên nhạy cảm quá mức và buồn bã. Một lần nữa, bố phải mạnh mẽ lên mà ở bên cạnh và giúp đỡ mẹ vượt qua nó. Sau một thời gian, mẹ sẽ trở lại là chính mình.

Trong vài trường hợp đặc biệt, sự giảm hụt nồng độ hormone có thể dẫn tới chứng trầm cảm sau khi sinh. Nếu bạn quá lo lắng, bố có thể dẫn mẹ đến xin sự tư vấn của bác sỹ nhưng đối với hầu hết mọi phụ nữ, chỉ cần một sự thấu hiểu từ người chồng là đủ để giúp họ. Bố hãy cố gắng trông em bé hoặc làm bớt việc nhà để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi nhé.

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

  • Thay đổi tâm lý khi mang thai

  • những thay đổi sinh lý của mẹ bầu, bạn đừng quá lo

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc