Đái tháo đường thai kỳ, hiểu sai một ly đi một dặm

shape

31 Th12

Khanh ElisaTh12 31, 2019

Đái tháo đường thai kỳ, hiểu sai một ly đi một dặm

Nguyên nhân của đái tháo đường thai kỳ là do biến đối về thể chất và dinh dưỡng của người mẹ trong lúc mang thai dẫn đến tuyến tụy không tiết đủ insulin để chuyển hóa lượng đường trong cơ thể.

Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ không chẩn đoán sớm sẽ bị nguy hiểm cho cả mẹ và con như các biến chứng tăng huyết áp, dị tật thai nhi, đẻ non, hoặc đái tháo đường vĩnh viễn.

Ai sẽ phải đối diện với nguy cơ đái tháo đường:

  • Mẹ bầu thừa cân, ít vận động
  • Bầu mê đồ ngọt, béo
  • Gia đình có người thân từng mắc bệnh
  • Mang thai ngoài tuổi 40
  • Có tiền sử mắc bệnh phụ khoa

Đái tháo đường thai kỳ, hiểu sai một ly đi một dặm

Nếu mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ

2 tình huống cần phân biệt khi bị đái tháo đường thai kỳ

  • Phụ nữ được chuẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường và trong quá trình điều trị không may có thai.
  • Tình trạng tiểu đường được phát hiện ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ. Rất có thể mẹ bầu đã có bệnh nhưng vì một lý do nào đó chưa được chuẩn đoán. Trường hợp này được gọi là đái tháo đường thai kỳ. Mẹ cần đến các cơ sở y tế uy tín để làm nghiệm pháp dung nạp glucose trong khỏang 6-12 tuần lễ sau sinh.

Mặc dù bệnh đái tháo đường typ 1 và typ 2 đều có thể thụ thai và mang thai bình thường nhưng để hành trình mang thai khỏe mạnh nhất, thai nhi phát triển toàn diện mẹ cần lên kế hoạch có thai trước và ổn định đường huyết thật tốt trước khi thụ thai.

Ngay khi có tin vui, mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để có lịch trình chăm sóc toàn diện bởi bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường, bác sĩ sản phụ khoa, bác sĩ chuyên khoa bệnh lý sơ sinh và nữ hộ sinh.

Nguy cơ chẳng lành với mẹ bầu và thai nhi

Khi mắc bệnh đái tháo đường, sản phụ có nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh tim mạch, làm suy giảm sức đề kháng, từ đó dẫn đến tình trạng bội nhiễm hay vết thương khó lành. Các trường hợp tiểu đường thai kỳ không điều trị ổn định có tần suất thai nhi chết lưu hay chết ngay sau sinh cao gấp 2-4 lần các thai phụ bình thường. Cụ thể:

Đối với em bé: 

  • Nguy cơ sinh non
  • Dị tật thai nhi
  • Thai quá to hoặc chậm phát triển trong tử cung so với tuổi thai bình thường
  • Có khả năng thai nhi chết lưu
  • Thai bị thiếu surfactant ở phế nang
  • Các rối loạn chuyển hóa lúc sơ sinh: Đa hồng cầu, tăng bilirubin gây vàng da kéo dài, hạ calci huyết, hạ đường huyết sơ sinh…

Đối với mẹ bầu:

  • Tăng huyết áp thai kỳ (có thể bị tiền sản giật)
  • Đa ối
  • Trong tam cá nguyệt đầu tiên xuất hiện tình trạng đồng hóa ở thai phụ và tăng insulin huyết nên dễ ói mửa nhiều, dễ bị hạ đường huyết và nhiễm ceton.
  • 3 tháng giữa thai kỳ bà bầu có tình trạng đề kháng insulin, đường huyết có khuynh hướng tăng cao.
  • Tam cá nguyệt thứ 3 tình trạng đề kháng insulin tăng nhiều hơn và tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton.

Đái tháo đường thai kỳ, hiểu sai một ly đi một dặm

Tiểu đường thai kỳ: Ăn sao cho đúng, hiểu sao "cho chuẩn"
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục, mẹ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ...

Hạn chế và phòng tránh đái tháo đường thai kỳ

Hiện nay, với phụ nữ mang thai được chuẩn đoán đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa có thuốc uống nào an toàn. Trong trường hợp đường máu cao họ phải tiêm insulin. Nếu đường huyết thấp hơn thì bà bầu sẽ thay đổi chế độ ăn. Để hạn chế và phòng tránh bệnh mẹ nên:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý (ăn nhiều rau, chất xơ, hạn chế tinh bột, đường) với sự tư vấn của bác sĩ.
  • Tránh ăn vặt, nên chia nhỏ các bữa ăn thành 6-8 bữa trong ngày dể duy trì lượng đường ổn định.
  • Cần khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm nhằm phát hiện sớm đái tháo đường
  • Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu
  • Tập một số những bài tập phù hợp với thể trạng của cơ thể để hệ vận động hoạt động tốt hơn. Các bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ, yoga,…
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể và thai nhi. Điều chỉnh chế độ ăn uống để có được cân nặng ổn định và điều trị đái tháo đường theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu bị mắc đái tháo đường thai kỳ thì sau khi sinh bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn để đảm bảo sức khỏe
  • Trong trường hợp cần thiết bạn cần tiêm bổ sung insulin. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để đàm bảo an toàn cho cả bạn và thai nhi.

Đái tháo đường thai kỳ có nhiều nguy cơ cao với mẹ bầu và thai nhi vì vậy cần tuyệt đối tuân theo lịch trình của bác sĩ để bé có thể phát triển tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc