Đánh bay những lo lắng khi bà bầu bị ho ngứa cổ

Share this Post:
Sức khỏe - Dinh dưỡng

Khi mang thai, nhất cử nhất động của cơ thể đều khiến mẹ lo lắng. Do đó, khi bà bầu bị ho ngứa cổ họng kéo dài sẽ khiến họ lúng túng, quẩn quanh tìm cách “dẹp yên” càng nhanh càng tốt các triệu chứng khó chịu.

Nhưng bầu mà, không vội được đâu mẹ ơi! Mẹ cứ bình tĩnh khi những dấu hiệu ho hắng đầu tiên xuất hiện. Tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tượng bà bầu bị ho ngứa cổ là điều kiện tiên quyết để có biện pháp điều trị dứt điểm.

Khi mẹ bầu bị ngứa cổ họng

Đó có thể là ho do thai nhi mọc tóc. Kinh nghiệm dân gian chỉ ra những mối liên quan giữa 2 hiện tượng này. Từ tuần thứ 14 của thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ sẽ mọc những sợi tóc đầu tiên. Khi đến giữa 20 tuần tuổi, một lớp lông tơ mềm sẽ bọc quanh bé và tự rụng đi sau khi em sinh ra. Một số mẹ bầu có triệu chứng ho kéo dài đúng thời điểm này nên dân gian cho rằng đó là do tóc bé mọc gây ho cho mẹ.

Đánh bay những lo lắng khi bà bầu bị ho ngứa cổ

Hệ miễn dịch thay đổi khi mang thai khiến bà bầu dễ bị cảm lạnh, ho khan

Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định, giữa việc thai nhi mọc tóc và thai phụ bị ho không có mối liên hệ. Nhưng cũng không có nghiên cứu nào đưa ra được dẫn chứng cụ thể để chứng minh rằng quan niệm dân gian này là không đúng.

Bị ho khi mang thai

Trong thời gian mang thai, những thay đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể cộng với sự suy giảm của hệ miễn dịch làm cho cơ thể mẹ dễ mắc bệnh. Theo đó, mẹ bầu thường hay bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Hoặc sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng như nhiệt độ làm cho nguy cơ mắc bệnh tăng cao.

Ngoài yếu tố thời tiết, có một số biểu hiện ho bệnh lý sau mẹ cần chú ý:

  • Ho do dị ứng: Triệu chứng thường gặp là khó thở, ho nhiều
  • Hen suyễn: Nếu đang mắc hoặc có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, khi mang thai bạn sẽ gặp triệu chứng ho khan hoặc khó thở
  • Co thắt phế quản: Nếu mẹ ho khan nhiều có thể nghĩ đến nguyên nhân do co thắt phế quản
  • Viêm mũi khi mang thai: Khi mang thai, hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng lên đáng kể, nguyên nhân gây sưng màng nhầy trong mũi, gây viêm tắc mũi và ho.

Ngoài ra, bà bầu bị ho còn do việc tăng tiết màng nhầy gây nên tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi dẫn đến ho. Tử cung gây áp lực lên ổ bụng khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng làm cho bà bầu bị ho.

Bà bầu bị ho ngứa cổ kéo dài

Trong trường hợp bà bầu bị viêm họng, ho do vi khuẩn, virus thông thường, mức độ bệnh nhẹ thì không có gì đáng lo, chỉ cần kiên trì điều trị bằng mẹo dân gian sẽ mang lại hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, nếu ho ngứa cổ kéo dài, có kèm sốt, đờm đặc, khản tiếng mẹ cần đến ngay bệnh viện có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm.

Ho do viêm họng bởi virus, mẹ bầu chỉ cần điều trị triệu chứng như sốt, đau họng. Còn viêm họng do vi khuẩn mới cần sử dụng thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê cho bà bầu những loại thuốc an toàn, ít gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Đánh bay những lo lắng khi bà bầu bị ho ngứa cổ

6 tuyệt chiêu chăm sóc bà bầu tốt nhất
Trong thai kỳ, phụ nữ có rất nhiều điều để lo lắng, nào là về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, những thức ăn tốt cho bà bầu, thể dục cho bà bầu,… Sự muộn phiền này vốn dĩ là điều hết sức bình thường, nhưng lo lắng quá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ. Đừng bỏ qua 6 mẹo chăm sóc bà bầu lý tưởng...

Bà bầu bị ho ngứa cổ nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị những cơn ho mạnh và dai dẳng có thể gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng làm tăng nguy cơ động hoặc sảy thai.

Ngoài ra, ho nhiều còn khiến cho thanh quản bị tổn thương, trầy xước gây chảy máu, tác động xấu đến sức khỏe mẹ. Thực đơn dinh dưỡng khi mang thai cũng sẽ bị ảnh hưởng, do lúc này việc ăn uống của mẹ cũng trở nên khó khăn hơn. Mẹ không thể nạp được nhiều chất dinh dưỡng khiến cho thai nhi chậm phát triển.

Mẹo dân gian trị ho khi mang thai

Bỏ túi ngay một số mẹo dân gian sau để giảm triệu chứng ho khan, ho ngứa cổ, viêm họng…

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Uống nước ấm pha chanh loãng
  • Uống chanh, mật ong, nước ấm sau khi ngủ dậy
  • Uống nhiều nước cam để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể
  • Uống nước nghệ ấm: Hòa 1 muỗng bột nghệ vào cốc nước nóng và nhấm từ từ. Mẹ cũng có thể pha thêm chút muối sạch.

Bà bầu bị ho ngứa cổ tuy không đáng lo nhưng cũng đáng ngại. Để chắc chắn về sức khỏe thai kỳ mẹ nên khám thai đúng lịch và đi bác sĩ khi có biểu hiện bất thường.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: