Danh sách những việc cần làm khi mang thai

Share this Post:
Thai giáo

Trong suốt 9 tháng mang thai, bạn sẽ có nhiều việc làm để chuẩn bị cho vượt cạn về sau trở nên thuận lợi hơn

Nội dung bài viết

  • Tháng thứ 1
  • Tháng thứ 2
  • Tháng thứ 3
  • Tháng thứ 4
  • Tháng thứ 5
  • Tháng thứ 6
  • Tháng thứ 7
  • Tháng thứ 9

Đây là danh sách những việc cần làm khi mang thai cho đến lúc sinh con. Bạn nhớ lưu giữ lại và đánh dấu xem những gì bạn đã làm, những gì đang và sẽ làm cho con yêu của mình nhé!

Tháng thứ 1

  • Báo tin mừng cho bạn đời.
  • Tìm hiểu những gì sẽ diễn ra trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên.
  • Học những gì cần mua cho tháng đầu mang thai.
  • Nếu bạn chưa làm thì hãy bắt đầu uống bổ sung acid folic mỗi ngày.
  • Bắt đầu suy nghĩ tên cho bé.
  • Nghiên cứu thông tin về các bệnh viện.
  • Chọn bác sĩ khoa sản hoặc nữ hộ sinh.
  • Lên lịch cho lần khám thai đầu tiên.
  • Tìm hiểu những điều cơ bản của sự phát triển thai nhi.
  • Tính toán ngày sinh bé của bạn.
  • Ngưng hút thuốc, bia rượu và giảm liều lượng caffeine. Cần biết thứ gì an toàn và không an toàn trong thai kỳ.
  • Bắt đầu viết thai ký.
  • Kết bạn với những người phụ nữ khác sinh con cùng tháng với bạn.

Tháng thứ 2

  • Tập Kegel để tăng cường sự dẻo dai cho các cơ khung chậu.
  • Bắt đầu thực hiện một chế độ ăn uống khỏe mạnh và giàu dinh dưỡng trước khi sinh.
  • Chiến đấu với nỗi sợ hãi 3 tháng đầu thai kỳ và sự lo lắng khi mang thai.
  • Tìm hiểu những xét nghiệm trước khi sinh nào mà bạn cần làm.
  • Biết phạm vi tối ưu cho cân nặng của bạn khi mang thai.
  • Quản lý vấn đề trung tiện, cảm giác buồn tiểu, và những triệu chứng khó chịu khác của thời kỳ đầu mang thai.
  • Có các biện pháp giảm thiểu tình trạng ốm nghén.

Tháng thứ 3

  • Học những gì sẽ diễn ra từ tuần thứ 9 đến thứ 12 của thai kỳ.
  • Áo ngực có đột nhiên làm bạn thấy không còn thoải mái nữa? Đi mua áo ngực mới và tìm hiểu về những thay đổi của vú khi mang thai.
  • Bắt đầu một bài tập thể dục an toàn trước khi sinh.
  • Nói với bác sĩ của bạn về việc tiêm phòng bệnh cúm.
  • Biết những gì mong đợi từ các xét nghiệm sàng lọc sớm.
  • Lôi kéo chồng bạn vào việc hiểu và chăm sóc thai kỳ của bạn.
  • Thời điểm để chia sẻ tin mừng cho bạn bè.
  • Tìm hiểu liệu bạn có sinh đôi không (nếu có thì cần lên kế hoạch).
  • Lên lịch mát-xa trước khi sinh.
  • Quản lý sự thay đổi tâm trạng khi mang thai.
  • Uống nhiều nước! Lập hạn mức uống nước mới của bạn.
  • Dự trữ sẵn kem dưỡng da và “cưng” làn da trong thai kỳ của bạn.

Tháng thứ 4

  • Tìm hiểu những gì cần mua sắm trong 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Học những gì sẽ diễn ra trong suốt thời gian mang thai từ tuần thứ 13 đến 16.
  • Kiểm kê lại tài chính để làm phòng cho em bé.
  • Bắt đầu mua sắm quần áo thai sản.
  • Đăng ký ngay các lớp học về sinh con.
  • Bạn muốn đi chơi thư giãn? Hãy lập một kế hoạch đi chơi gắn kết tình cảm cha mẹ với bé trong bụng.
  • Chụp hình… siêu âm đầu tiên của bé!
  • Tìm một tư thế ngủ thoải mái và giải thích những giấc mơ hoang dã trong thai kỳ.
  • Nếu bạn thuộc nhóm máu RH- (RH trừ), đây là lúc hỏi bác sĩ về một liều RhoGam (ngăn bệnh tán huyết ở thai nhi và trẻ sơ sinh).
  • Chụp hình chiếc bụng đang ngày càng lớn dần của bạn.
  • Giúp chồng bạn trở thành một người cha tốt hơn bằng cách đăng ký các lớp học làm cha mẹ cho anh ấy.

Tháng thứ 5

  • Tìm hiểu những gì sẽ diễn ra trong thời gian mang thai từ tuần 17 đến 20.
  • Báo tin cho người sử dụng lao động của bạn và cập nhật chính sách nghỉ thai sản của công ty.
  • Tìm hiểu bạn sẽ cần chăm sóc trẻ nhiều như thế nào, và bắt đầu tìm hiểu các lựa chọn dành cho bạn.
  • Quyết định liệu bạn có muốn biết giới tính của bé bây giờ hay muốn đón nhận một cách bất ngờ.
  • Nếu bạn chưa làm thì hãy lập lịch kiểm tra răng định kỳ.
  • Ham muốn tình dục của bạn có thể trở lại hết sức mãnh liệt. Hãy thoải mái với sex trong suốt thai kỳ.
  • Điều trị chứng ợ chua ngay khi nó vừa có dấu hiệu xuất hiện.
  • Em bé có cử động không? Biết những gì để mong đợi từ những cú đạp đầu tiên của bé.
  • Thử tập yoga trước khi sinh để có một buổi tập luyện tinh thần-thân thể.
  • Tâm tình về thai kỳ và tư cách làm cha mẹ với người bạn đời.
  • Chuẩn bị cho xét nghiệm khuẩn liên cầu nhóm B.
  • Mệt mỏi vì những câu hỏi tò mò từ người lạ và bạn bè? Hãy học và khéo léo “trả treo” một cách nghệ thuật với những câu hỏi tò mò.
  • Thực hiện các bước để giảm thiểu hội chứng hay quên khi mang thai.
  • Bạn nghĩ đến việc đi tắm? Đừng quên đăng ký lớp học tắm cho bé.

Danh sách những việc cần làm khi mang thai

Tháng thứ 6

  • Xem xem bạn sẽ trông đợi gì từ tuần lễ thứ 21 đến 24 của thai kỳ.
  • Kiểm tra thị lực của bạn. Thay đổi thị lực khi mang thai khá phổ biến, và còn có thể là dấu hiệu của biến chứng.
  • Biết cách quản lý giãn tĩnh mạch.
  • Làm quen với cơ thể thay đổi nhanh chóng của bạn và tăng cường yêu quý bản thân.
  • Dành nhiều thời gian “cưng chiều” bản thân!
  • Thời điểm để bắt đầu chuẩn bị phòng dành riêng cho trẻ bú.
  • Có xu hướng đau lưng khi mang thai.
  • Bắt đầu làm việc chi tiết về chuyện nghỉ thai sản của bạn.

Tháng thứ 7

  • Tìm hiểu về 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Tìm hiểu sẽ mong đợi gì trong thai kỳ từ tuần thứ 25 đến 28.
  • Bạn muốn có một người giúp việc? Nếu câu trả lời là có, hãy tìm ngay bây giờ.
  • Lên kế hoạch sinh nở.
  • Hãy bảo đảm bạn biết các dấu hiệu sinh non.
  • Quyết định ai sẽ vào phòng sinh với bạn.
  • Chú ý bệnh trĩ đau đớn trong thai kỳ.
  • Mua giường cũi và nệm cho bé.
  • Thời điểm để tìm mua xe đẩy.
  • Biết các lựa chọn ngân hàng máu dây rốn của bạn.
  • Bú vú mẹ hay bú bình? Biết tất cả các lựa chọn nuôi bé của bạn.
  • Làm xét nghiệm bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén (Gestational diabetes – GDM).
  • Kích cỡ bụng của bạn bao nhiêu sẽ cho bạn biết về em bé của bạn.
  • Có quần áo em bé và các thứ cần thiết sẵn sàng… chuẩn bị tã cho em bé.

Tháng thứ 8

  • Xem những gì sẽ đến trong suốt tuần lễ thứ 29 đến 32 của thai kỳ.
  • Tham gia lớp dạy tắm cho em bé. (Và chuẩn bị sẵn các tấm thiếp cảm ơn càng sớm càng tốt!).
  • Mong đợi một bé trai? Tìm hiểu về thủ thuật cắt bao quy đầu và bảo đảm là bạn và chồng bạn cùng chung quan điểm về việc này.
  • Gác chân lên cao! Chăm sóc đôi chân vì chúng làm việc rất nặng nhọc những ngày này.
  • Bỏ sẵn đồ đạc vào túi … Bé yêu của bạn sẽ sớm chào đời!
  • Mua và học cách gắn chỗ ngồi cho bé vào xe hơi.
  • Sắp xếp bộ đồ cứu thương của gia đình chung một chỗ.
  • Mua túi tã lót (bỉm) cho bạn, và để dành sẵn tã lót khi cần thiết.
  • Mua một chiếc ghế cao.
  • Tham gia lớp sinh con.
  • Xây dựng sẵn một loạt email và số điện thoại để chia sẻ sự ra đời của bé!
  • Nhắc chồng kiểm tra xem anh ấy có được phép nghỉ chăm vợ sinh không.
  • Mua áo ngực dùng cho con bú.

Danh sách những việc cần làm khi mang thai

Tháng thứ 9

  • Tìm hiểu bạn sẽ gặp những gì trong những tuần cuối của thai kỳ.
  • Tìm hiểu các vắc-xin cho trẻ mới sinh và xem xét thứ gì tốt nhất cho bé cưng của bạn.
  • Nói với bác sĩ về vị trí của bé và nó ảnh hưởng như thế nào tới việc sinh bé.
  • Chốt lại các lựa chọn đặt tên cho bé.
  • Chọn các tấm thiếp cảm ơn và báo tin bạn có em bé (và điền địa chỉ sẵn vào các phong bì vì sắp tới sẽ rất bận rộn!).
  • Mua dây quàng treo hoặc giá đỡ bé.
  • Biết các cơn co thắt. Nhận biết sự khác biệt giữa cơn co thắt Braxton-Hicks (cơn co thắt đau đẻ giả) và co thắt do đau đẻ.
  • Bạn chuẩn bị tinh thần cho cơn đau đẻ và sinh em bé.
  • Giặt và để sẵn quần áo mới cho em bé của bạn.
  • Chuẩn bị cho những tuần lễ sau khi sinh em bé.
  • Nhận ra bạn thấy như thế nào về cảm ứng đau đẻ. Học các ưu và khuyết.
  • Thư giãn và tận hưởng những ngày cuối cùng trước khi sinh!
  • Sinh trễ ngày? Biết những gì có hiệu quả với những bà mẹ khác.
  • Đã sinh bé? Cập nhật profile MarryBaby con bạn!

Linh Lan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: