Đau bụng chuyển dạ như thế nào, thắc mắc không bao giờ cũ

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2020

Đau bụng chuyển dạ như thế nào, thắc mắc không bao giờ cũ

Đã từng kinh qua chuyện sinh nở, nhất là sinh thường, nhiều mẹ khi nhắc đến những cơn đau bụng chuyển dạ vẫn không thôi “nổi da gà”. Nói vậy để biết, quá trình sinh con đau đớn nhường nào. Tìm hiểu thông tin, chuẩn bị tinh thần sãn sàng và chính mình trải qua mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt chuyển dạ là như thế nào!

Cơn gò chuyển dạ như thế nào?

Phụ nữ mang thai, nhất là lần đầu cần phân biệt rõ cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ.

Cơn gò sinh lý

Là những cơn co thắt tử cung tương đối nhe ở vùng trước bụng hoặc khung xương chậu. Chúng có thể đến rất sớm từ tam cá nguyệt thứ hai và hết ngay khi mẹ đi bộ, nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế ngồi.

Đau bụng chuyển dạ như thế nào, thắc mắc không bao giờ cũ

Cơn gò chuyển dạ khiến mẹ cứ ở trong trạng thái đau liên lục, tần suất ngày một dày lên

Cơn gò chuyển dạ

Tần suất co thắt tử cung đều đặn hơn, cứ 10-15 phút lại đau một lần và kéo dài từ 30-70, thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ.

  • Cơn đau ở vùng lưng dưới và chuyển dần đến vùng bụng trước và không tự hết.
  • Tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện, đau càng lúc càng dồn dập hơn.
  • Một số mẹ miêu tả các cơn co thắt chuyển dạ thực sự tương tự như cơn đau bụng kinh nguyệt nghiêm trọng hoặc đau bụng tiêu chảy.

Đi cùng với cơn đau co thắt tử cung là các dấu hiệu chuyển dạ khác như bụng bầu tụt xuống, âm đạo tiết ra dịch nhầy màu hồng hay đỏ và đôi khi có dấu hiệu vỡ nước ối. Cổ tử cung của mẹ lúc này đã mở rộng hơn, các cơn co thắt tử cung sẽ đẩy em bé xuống gần hơn với cổ tử cung để sẵn sàng chào đời.

Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu?

Tại sao có chuyển dạ giả và thật? Đây là cách gọi dễ hiểu hơn còn trong y học, gọi chính xác là cơn co giả Braxton Hicks và cơn đau đẻ.

Trong những tháng cuối thai kỳ, trước khi thực sự bước vào quá trình sinh con, mẹ bầu có thể trải qua một vài cơn co giả rất dễ nhầm với chuyển dạ. Khi đó tử cung co bóp nhưng không đều đặn và không quá mạnh, làm cho bạn có những cơn đau ngắn, diễn ra rất nhanh. Cơn co thường ngừng khi bầu đi lại hoặc nghỉ ngơi. Lúc này cổ tử cung vẫn còn đóng kín.

Những mẹ miêu tả cơn gò Braxton-Hicks rất đau đớn thường là đang mang thai lần đầu, chưa biết t “đau như đau đẻ” là như thế nào vì vậy nhận xét khá chủ quan. Lo âu là một trong các nhân tố đóng góp vào cường độ cơn đau mà mẹ có thể cảm thấy.

Từ tháng 7-8 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có thể xuất hiện các cơn co thắt giả. Càng gần đến ngày sinh, các cơn co này càng xuất hiện nhiều với cường độ mạnh hơn. Trên thực tế, không có một khoảng thời gian rõ ràng giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả vì nó phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu.

Đau bụng lâm râm có phải sắp sinh?

Tuần thai thứ 39, mẹ sẽ thấy xuất hiện những cơn đau bụng lâm râm và ra dịch nhầy màu trắng. Nguyên nhân do nút nhầy ở cổ tử cung bị bung ra, khả năng có kèm theo cả máu hoặc chất dịch màu nâu sẫm.

Lúc này đầu thai nhi cũng đang tụt xuống, thúc đẩy xương chậu mở ra, để quá trình chuyển dạ bắt đầu. Dấu hiệu này cho thấy ngày chuyển dạ đã cận kề, chỉ trong vùng ngày một, ngày hai là quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu. Mẹ cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng lâm bồn.

Đau bụng chuyển dạ như thế nào, thắc mắc không bao giờ cũ

Quá trình chuyển dạ: “cuộc chiến” của mẹ
Với những ai mới làm mẹ lần đầu, thời gian chuyển dạ có thể kéo dài trung bình 15 giờ, nhưng nhiều trường hợp phải mất đến 20 giờ. Với những phụ nữ đã từng sinh thường trước đây, trung bình mất khoảng 8 giờ.

Bà bầu chuyển dạ như thế nào?

Chuyển dạ là cách gọi rất ngắn gọn của quá trình sinh con dài dằng dặc mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Thực tế, để gặp được thiên thần nhỏ, mẹ cần vượt qua ít nhất 3 cửa ải: Đối diện với cơn gò đau thấu xương, quá trình xổ thai và cuối cùng là tách nhau.

Bắt đầu từ những cơn gò

Tuy rằng có rất nhiều dấu hiệu thông báo mẹ sắp “vỡ chum” nhưng chuyển dạ mỗi mẹ mỗi khác, chỉ chung triệu chứng điểu hình là co thắt ở tử cung mỗi lúc một mạnh lên.

Đau bụng chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Thông thường sẽ kéo dài từ 12-14 tiếng đồng hồ ở bà mẹ sinh con so và khoảng 7 giờ đối với bà bầu sinh con rạ. Nếu cơn chuyển dạ kéo dài hơn 12 giờ đồng hồ trong lần sinh đầu tiên, hoặc 9 giờ ở những lần sinh kế tiếp, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và có thể can thiệp.

Đau bụng chuyển dạ như thế nào, thắc mắc không bao giờ cũ

Vượt qua cơn đau mẹ sẽ chào đón thiên thần

3 giai đoạn chuyển dạ

Cơn chuyển dạ chia thành 3 giai đoạn: Âm ỉ, tích cực và chuyển tiếp.

  • Giai đoạn âm ỉ: Thời gian kéo dài khoảng 8 tiếng. Cổ tử cung duy trì chiều dài khoảng 2 cm cho đến khi các cơn co thắt làm nó mỏng đi
  • Giai đoạn tích cực: Thường kéo dài từ 3-5  giờ, các cơn co thắt trở nên đau hơn, tần suất nhiều hơn
  • Giai đoạn chuyển tiếp: Các cơn co thắt ngắn và mạnh nhất, kéo dài chưa đến 1 giờ

Ở thời kỳ cuối cùng, mẹ bầu thường rất khó chịu và muốn rặn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyên không rặn nếu chưa được báo là cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở, nếu không bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ rách tầng sinh môn, gây xuất huyết mạnh.

Xổ thai

Sau 40 tuần chờ đợi, mẹ sắp được gặp thiên thần. Rm bé của bạn đang trong quá trình từ giã buồng ối ấm áp trong bụng mẹ để đến với thế giới đầy sắc màu bên ngoài

Tách nhau

Bé chào đời an toàn, tử cung sẽ dịu đi khoảng 15 phút, sau đó bắt đầu co thắt để đẩy lá nhau ra ngoài. Giai đoạn này hầu như không đau và thường kéo dài từ 10 – 20 phút, hoặc ngắn hơn.

Đau bụng chuyển dạ như thế nào, thắc mắc không bao giờ cũ

Một ca sinh thường diễn ra như thế nào?
Khi bắt đầu vào giai đoạn thứ hai của quá trình sinh con, các cơn co thắt có thể giãn ra một chút và cho bạn cơ hội để nghỉ ngơi giữa các cơn co thắt, dồn sức vào phút cuối.

Đau bụng chuyện dạ như thế nào? Trên lý thuyết là như thế đó mẹ, còn thực tế phải chờ bầu lâm bồn, tự trải nghiệm để cảm nhận đau đớn tột cùng và hạnh phúc vỡ òa nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc