Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ bác sĩ không cần nói nhưng bầu cần biết

shape

01 Th01

Julia PhạmTh01 01, 2020

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ bác sĩ không cần nói nhưng bầu cần biết

Chỉ cần nhắc đến cụm từ tiểu đường thai kỳ cũng đủ làm các mẹ bầu cảm thấy bất an. Bất kỳ những gì được liệt vào danh sách bệnh lý khi mang thai đều có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Và đây là điều mọi bà bầu đều “ghét”. Đâu là những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần sớm nhận biết?

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ bác sĩ không cần nói nhưng bầu cần biết

Có thể phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ ngay tam cá nguyệt đầu tiên hoặc phải đợi tới tuần thai thứ 24-28

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ

Thực thế thì hầu hết mẹ bầu biết mình bị tiểu đường thai kỳ khi được bác sĩ kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì mẹ có thể nhận diện sớm các triệu chứng tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 thông qua:

  • Thường xuyên khát nước: Nếu đã uống đủ lượng nước được khuyến cáo mỗi ngày nhưng bầu vẫn thường xuyên thức giấc giữa đêm để uống thêm nhiều nước đây chính là dấu hiệu bước đầu của chứng tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng glucose trong máu gia tăng vượt mức khiến mẹ bầu phải “giải quyết nỗi buồn” thường xuyên hơn.
  • Đi tiểu nhiều hơn: Dù chưa bước vào tam cá nguyệt thứ ba nhưng mẹ đã đi tiểu nhiều hơn và đi nhiều nước thì nên “coi chừng” tiểu đường đang ghét thăm. Lí do nằm ở lượng glucose quá cao, vượt mức khiến tình trạng tồn đọng trong máu do không được chuyển hóa hết kéo theo thận phải làm việc bằng cách xả vào nước tiểu.
  • Vùng kín nhiễm nấm: Tuy bị nhiễm nấm nhưng mẹ lại không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường. Điều này giúp các loại nấm men cũng như vi khuẩn có thêm điều kiện sinh sôi nảy nở và nguy cơ âm đạo nhiễm nấm ở mẹ bầu sẽ tăng cao.
  • Sụt cân và luôn cảm thấy mệt mỏi: Nguyên nhân là do insulin trong cơ thể không được chuyển hóa hết glucose thành năng lượng khiến cơ thể mẹ bầu liên tục có cảm giác thèm ăn, đói bụng.
  • Mờ mắt trong thời gian ngắn: Lượng glucose trong máu gia tăng đột ngột mà cơ thể mẹ bầu vẫn chưa kịp thích nghi gây ra. 

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ bác sĩ không cần nói nhưng bầu cần biết

Chế độ tăng cân hợp lý trong thai kỳ
Nếu không muốn bị tăng cân quá nhiều thì các thai phụ nên chọn thức ăn ít đường, béo, hay những thức ăn chiên xào, thức ăn đóng hộp. Nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, thức ăn chế biến bằng luộc, hấp.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ

Nếu nghi ngờ bị tiểu đường, để thực hiện xét nghiệm bầu cần phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ. Y tá sẽ lấy mẫu máu đầu tiên để đo mức đường huyết trong máu khi bạn đang nhịn ăn. Đây được gọi là bước test cơ bản.

Sau đó, mẹ sẽ được uống một cốc nước đường, khi đường ngấm vào máu, bạn sẽ được lấy máu lần 2 để đo mức đường huyết rồi so sánh với mức đường huyết trong mẫu máu lần 1.

Theo tiêu chuẩn của Nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường và thai nghén Quốc tế IADPSG (International Association of Diabetes and Pegnancy Study Groups), trong lần khám thai đầu tiên này, các kết quả xét nghiệm lầm sàng thường có chỉ số như sau:

Thông số cơ bản

Ý nghĩa

Glucose máu khi đói> 7,0 mmol/L
HbA1c> 6,5%
Glucose máu ngẫu nghiên> 11,1 mmol/L

Dựa vào các chỉ số trên sẽ có 3 trường hợp xảy ra:

  • Glucose máu lúc đói > 7,0 mmol/L, HbA1c > 6,5%, hoặc glucose máu ngẫu nghiên > 11,1 mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
  • Glucose máu lúc đói từ 5,1 đến 7,0 mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường thai nghén.
  • Glucose máu lúc đói < 5,1 mmol/L đợi đến tuần thứ 24-28 của thai kỳ cho làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai nghén.

Xét nghiệm ở tuần thai thứ 24-28

Theo tiêu chuẩn của Nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Đái tháo đường và thai nghén Quốc tế IADPSG và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA tiêu chuẩn đái tháo đường thai nghén bằng bằng nghiệm pháp dung nạp glucose được thể hiện qua bảng:

Thời điểm thử nghiệm

Mức độ glucose máu (mmol/L)

Khi đói> 5,1
1 giờ sau khi uống glucose> 10,0
2 giờ sau khi uống glucose> 8,5

Thông qua bản trên có 3 kết luận được đưa ra:

  • Nếu glucose máu lúc đói > 7,0 mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.
  • Nếu một hoặc nhiều hơn các thông số ở bảng 2 lớn hơn giá trị nêu trên là đái tháo đường thai nghén.
  • Ở thai phụ không mắc bệnh tiểu đường nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên.

Có phải bà bầu cũng cần phải kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ?

Mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi bác sĩ yêu cầu hoặc bản thân nghi ngờ cũng có thể nhờ bác sĩ thực hiện thêm. Ngoài ra, những thai phụ có nguy cơ cao dưới đây cần phải thực hiện kiểm tra:

  • Bà bầu béo phì (BMI ≥ 30)
  • Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường
  • Tiền sử bản thân có đái tháo đường thai nghén trong lần mang thai trước
  • Đã từng sinh một bé nặng trên 4,1 kg hoặc một thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nếu được kiểm soát tốt, tiểu đường thai kỳ sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, không chỉ mẹ mà cả thai nhi cũng sẽ gặp biến chứng nghiêm trọng:

  •  Nguy cơ gặp phải tiền sản giật gấp 4 lần so với những mẹ bầu có lượng đường huyết bình thường
  • Gây khó sinh, hoặc gặp một số vấn đề nguy hiểm như trật khớp vai, gãy xương đòn…
  • Nhiễm trùng, băng huyết sau sinh
  • Tiểu đường thai kỳ có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Các dị tật phổ biến: Dị tật hệ tiết niệu, dị tật hệ thần kinh, dị tật tim…

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ bác sĩ không cần nói nhưng bầu cần biết

Tiểu đường thai kỳ: Ăn sao cho đúng, hiểu sao "cho chuẩn"
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục, mẹ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ...

Khi có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh con vì có những biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường không phù hợp.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc