Dấu hiệu và cách phòng ngừa thai trứng

shape

30 Th09

Julia PhạmTh09 30, 2019

Dấu hiệu và cách phòng ngừa thai trứng

Thai trứng là một trong những hiện tượng sản khoa rất nguy hiểm. Mỗi năm có gần 20% các trường hợp mang thai trứng bị biến chứng sang ác tính gây nguy hiểm, có thể trở thành ung thư nhau thai và lan rộng sang các nơi khác như phổi, não...

Đối với những trường hợp bình thường, sau khi tinh trùng kết hợp với trứng sẽ phát triển thành phôi thai và các phần phụ như nhau thai và túi ối. Tuy nhiên, có những trường hợp tế bào nuôi thai phát triển quá nhanh, vượt xa sự phát triển mạch máu rốn ở gai nhau dẫn đến sự thoái hóa của gai nhau. Gai nhau bị thoái hóa, sưng lên tạo thành những túi dịch, dính vào nhau thành từng chùm, và chiếm phần lớn buồng tử cung.

Thai trứng thường có hai dạng là thai trứng toàn phần và thai trứng bán phần (không toàn phần). Thai trứng bán phần sẽ có một phần cầu gai phát triển bình thường, có thể có thai nhi và nước ối. Tuy nhiên, đa số các trường hợp thai trứng bán phần, thai nhi sẽ không thể phát triển một cách bình thường, có thể dẫn đến dị dạng thai nhi.

Dấu hiệu và cách phòng ngừa thai trứng

Mang thai trứng sẽ khiến mẹ mệt mỏi hơn bình thường

1/ Thai trứng có nguy hiểm?

Theo thống kê, hơn 80% các trường hợp thai trứng được xử lý đều có diễn biến tốt. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp gây nên những biến chứng nguy hiểm như băng huyết do trứng bị sảy, hoặc do thai ăn sâu vào vào tử cung gây chảy máu.

Có gần 20 % các trường hợp mang thai trứng chuyển biến thành ung thư và nhanh chóng di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.

2/ Dấu hiệu nhận biết thai trứng

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng thai trứng. Một nghiên cứu cho thấy rằng, tuổi tác là một trong những nhân tố gây nên tình trạng này. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu ở độ tuổi 35 có nguy cơ mang thai trứng gấp 2 lần, và đến nếu mang thai ở tuổi 45, khả năng mang thai trứng tăng lên 7,5 lần. Ngoài ra, một số chuyên gia cũng cho rằng, chế độ dinh dưỡng thiếu đạm và vitamin A cũng góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện thai trứng.

Ngoài những triệu chứng mang thai bình thường, mẹ bầu mang thai trứng sẽ bị ốm nghén dữ dội hơn rất nhiều. Do thiếu máu nặng, mẹ bầu sẽ trở nên xanh xao, ốm yếu. Đồng thời, sẽ có hiện tượng tăng huyết áp và tay chân run rẩy. 50% các trường hợp sẽ có tử cung phát triển nhanh hơn tuổi thai bình thường.

Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, những trường hợp thai trứng sẽ không có tim thai và không cảm thấy được các phần thai khi sờ nắn bên ngoài.

Dấu hiệu và cách phòng ngừa thai trứng

Cảnh giác khi bị chảy máu bất thường trong thai kỳ
Bản thân việc âm đạo ra một ít máu khi mang thai không nói lên được điều gì và đây là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nếu âm đạo ra máu nhiều hoặc kèm theo bất kỳ dấu hiệu lạ nào khác, mẹ bầu cần nghĩ ngay tới các biến chứng thai kỳ dưới đây và đến bệnh viện để kiểm tra...

3/ Cách phòng ngừa thai trứng

– Bổ sung chất dinh dưỡng: Yếu tố dinh dưỡng của người phụ nữ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung sắt và axit folic cho cơ thể ngay cả khi chưa mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên bổ sung thực phẩm giàu đạm và vitamin A cho cơ thể, nên ăn đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh.

– Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai: Thực hiện đầy đủ các kiểm tra trước khi mang thai. Bác sĩ sản phụ khoa sẽ giúp bạn tư vấn kỹ chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai và sẽ khám thai sớm nhằm phát hiện thai trứng.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc