Đậu phụ có gây tác dụng phụ cho mẹ bầu?

shape

01 Th01

Khanh ElisaTh01 01, 2020

Đậu phụ có gây tác dụng phụ cho mẹ bầu?

Đậu phụ có gây tác dụng phụ cho mẹ bầu?

Đậu phụ có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu, miễn là bạn luôn ăn với số lượng vừa phải

Đậu phụ được làm từ các loại đậu khác nhau (đậu xanh, đậu đen) nhưng chủ yếu là làm từ đậu nành và này rất giàu thành phần chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể con người như sắt, canxi, magie… Ngoài ra còn có tác dụng hỗ trợ trong việc phòng và trị một số bệnh rất hiệu quả khi kết hợp với một số gia vị và thực phẩm.

Ăn đậu phụ thường xuyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, thanh nhiệt, giải khát, làm sạch ruột và dạ dày. Có lợi cho người thể chất nhiệt nóng, miệng hôi hay khát, hoặc dành cho những người vừa mắc phải chứng bệnh nhiệt nóng.

Y học hiện đại cũng chứng minh, đậu phụ còn rất có ích cho việc phát triển răng và xương, tăng hàm lượng sắt trong quá trình tạo máu. Với hàm lượng estrogen thực vật phong phú, đậu phụ có tác dụng ngăn ngừa việc loãng xương. Ngoài ra, đậu phụ không chứa cholesteron cho nên nó là một loại thực phẩm có lợi cho những người huyết áp và tim mạch.

Đậu phụ có gây tác dụng phụ cho mẹ bầu?

Lợi hay hại khi bà bầu uống sữa đậu nành?
Bà bầu uống sữa đậu nành có gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi? Rất nhiều mẹ bầu tin rằng uống sữa đậu nành khi mang thai có thể ảnh hưởng đến giới tính thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, thực tế thì sao?

Với những giá trị dinh dưỡng như vậy, bà bầu ăn đậu phụ có được những lợi ích gì?

– Canxi trong đậu phụ rất có lợi cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là thai nhi vì nó giúp xây dựng xương và răng.

– Đậu phụ có thể đóng góp một lượng lớn protein cho bà bầu, do đó, hỗ trợ phát triển các tế bào cho thai nhi.

– Chất sắt có trong đậu phụ giúp ngừa sinh non và sinh con nhẹ cân.

– Kẽm có trong đậu phụ giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy tăng trưởng mô và điều chỉnh các enzyme.

– Đậu phụ giúp giảm cholesterol xấu và duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh trong thai kỳ.

– Các đặc tính chống oxy hóa của vitamin E trong đậu phụ thúc đẩy miễn dịch cho người mẹ.

– Những nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn đậu phụ thường xuyên cung cấp cho cơ thể năng lượng, protein, chất béo, chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh.

– Chất isoflavones trong đậu phụ làm sạch các gốc tự do, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề liên quan tới thai kỳ. Một nghiên cứu gần đây còn cho thấy, isoflavones còn làm tăng mật độ khoáng xương ở phụ nữ nên rất có lợi khi mang thai.

Cách ăn đậu phụ có lợi cho sức khỏe cho bà bầu

Bà bầu có thể ăn các món với đậu phụ như đậu phụ chiên, nấu canh, kho với thịt… và uống sữa đậu nành nhưng chỉ nên sử dụng khoảng 3-4 bữa/tuần. Riêng với sữa đậu nành, mỗi ngày có thể uống một cốc nhỏ (khoảng 200ml) thì được coi là hợp lý. Bởi vì, nếu tiêu thụ quá nhiều đậu phụ sẽ dẫn đến những bất lợi cho sức khoẻ của mẹ bầu, như:

– Chất ức chế trypsin trong đậu phụ và đậu nành ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy. Do đó, không nên ăn quá nhiều đậu phụ hay uống quá nhiều sữa đậu nành.

– Dẫn đến thiếu iot: Trong đậu nành có chất thúc đẩy bài tiết lượng iot trong cơ thể, vì vậy nếu ăn đậu phụ quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu iot.

– Ăn nhiều đậu phụ còn có thể gây co thắt và rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.

– Bên cạnh đó, nếu đậu phụ, đậu nành không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể chứa hàm lượng nhôm, thạch cao… gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi. Vì thế, mẹ bầu nên chọn những cơ sở có uy tín để mua các sản phẩn này nếu không có điều kiện để chế biến lấy.

Đậu phụ có gây tác dụng phụ cho mẹ bầu?

Điểm mặt 9 thực phẩm hại não thai nhi
Khi không được chú ý, dinh dưỡng cho bà bầu sẽ trở nên một con dao hai lưỡi, có thể khiến bé thông minh hơn nhưng cũng có thể làm hại bộ não ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ. Dù thèm thuồng, mẹ nên giữ mình tránh xa những thực phẩm có hại dưới đây

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Thực phẩm cần tránh khi mang thai để không làm giảm IQ của bé
  • Uống sữa đậu nành có ảnh hưởng giới tính con không?

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc