Đẻ không đau: Tại sao lại “hot”?

Share this Post:
Thai giáo

Bên cạnh các mẹ bầu sợ đau đẻ và có ý định nhờ đến phương pháp đẻ không đau, vẫn còn đó rất nhiều mẹ khác ưu tiên “vượt cạn” tự nhiên. 9 lý do sau sẽ bật mí nguyên nhân vì sao gây tê ngoài màng cứng lại “hấp dẫn” nhiều mẹ bầu đến vậy.

1/ Không muốn trải nghiệm cảm giác đau đẻ

Đau đẻ, cụ thể hơn là những cơn đau do tử cung co thắt, chính là nguyên nhân hàng đầu đưa đẩy mẹ bầu đến quyết định chọn thủ thuật gây tê ngoài màng cứng. Nhất là với những phụ nữ luôn phải chịu cảm giác đau bụng kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ, họ sẽ rất ngán khi nghe đồn “đau đẻ là đau bụng kinh gấp ngàn lần”.

2/ Nỗi ám ánh chuyện sinh nở

Đối với những mẹ mang thai lần đầu, nỗi ám ảnh về chuyện sinh nở do các mẹ khác chia sẻ chính là chướng ngại vật trước quyết định sinh thường không can thiệp. Ít ra thủ thuật đẻ không đau sẽ giúp họ an tâm hơn với viễn cảnh đi đẻ đầy “chông gai” và thử thách.

Thay vì chịu sự “hành hạ” của các cơn co thắt và rối tung loạn xạ không biết rặn đẻ thế nào cho đúng cách, gây tê ngoài màng cứng sẽ rút ngắn giai đoạn, giúp mẹ bầu tập trung hơn vào kỹ năng hít thở để sinh con.

Đẻ không đau: Tại sao lại “hot”?

Liều thuốc giảm đau hoàn hảo khi vượt cạn
Thở đúng giúp giảm đau cho mẹ bầu khi vượt cạn, đồng thời cũng giúp tăng lượng oxy cần thiết cho cả mẹ lẫn bé. Khi bị stress hoặc hoảng sợ lúc lâm bồn, hơi thở trở nên nhanh và nông, làm bạn mất kiểm soát và dần kiệt sức. Vì vậy, nắm rõ cách thở khi sinh sẽ hỗ trợ mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn.

3/ Để quá trình sinh nở là kỷ niệm đáng yêu

Một số mẹ bầu chọn đẻ không đau bởi vì họ muốn có thêm thời gian làm những việc khác. Thay vì “quằn quại” trước tác động của cơn co thắt tử cung, mẹ bầu dành thời gian đó để thư giãn, lên dây cót tinh thần trước khi lên bàn đẻ, hoặc để chuyện trò cùng anh xã, người thân cho bớt đi cảm giác lo lắng, hồi hộp.

4/ Không muốn con yêu bị tổn hại

Không ít mẹ bầu nghĩ rằng những cử chỉ, hành động hay lời nói quá khích vì đau đớn của mình lúc sinh nở sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến em bé. Hơn nữa, đôi khi vì quá đau, mẹ bầu sẽ không làm tốt nhiệm vụ chuyển dạ, kéo dài thời gian bé chào đời, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, đẻ không đau được lựa chọn để bà bầu vượt cạn nhanh, gọn, lẹ hơn.

5/ Làm rồi thì làm lại

Đẻ không đau: Tại sao lại “hot”?

Với những mẹ mang thai lần 2 và đã từng đẻ không đau, dĩ nhiên lựa chọn lần này vẫn vậy!

Với mẹ bầu sinh con lần 2 hay 3, trải nghiệm đẻ không đau lần trước làm họ yên tâm để tiếp tục gửi gắm quá trình sinh nở lần tiếp theo. Thực tế, khi được rỉ tai lời đồn “đẻ không đau vừa bị kim tiêm khổng lồ chích vào người, nhưng chưa chắc đã hiệu quả”, các mẹ mang thai lần đầu rất e dè trước quyết định chọn hay không. Ngược lại với mẹ kinh nghiệm, làm rồi sao không làm nữa?

6/ Biết chắc mình sẽ sinh mổ

Vì điều kiện sức khỏe và thể chất không cho phép, mẹ bầu đã được chỉ định sẽ sinh mổ khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ. Để tránh cảm giác đau đớn do cơn co thắt mở tử cung không cần thiết, mẹ bầu thường yêu cầu được thực hiện thủ thuật gây tê ngoài màng cứng. Đây quả là lựa chọn tuyệt vời giúp giảm đau!

7/ Không biết phải làm gì khác

Một số mẹ bầu cảm thấy như mình không còn lựa chọn nào khác. Khi phát hiện máu báo, mẹ bầu đóng gói đồ đạc, xách hành lý vào bệnh viện đi đẻ. Lúc làm thủ tục, mẹ bầu sẽ được hỏi liệu có muốn đẻ không đau hay không. Dù chưa có ý định nào trước đó, nhưng khi được gợi ý, hẳn mẹ bầu nào cũng lung lay và đồng ý ngay, luôn. Đây rõ ràng chỉ là do hoàn cảnh đưa đẩy mà thôi.

8/ Lời khuyên của bác sĩ

Dựa trên tình hình sức khỏe của mẹ bầu, bác sĩ sẽ gợi ý những điều kiện lý tưởng nhất cho quá trình sinh nở của bạn được suôn sẻ. Thông thường, với những đối tượng yếu đuối, tính tình có chút nhát gan, hay với những mẹ bầu tuy không khỏe nhưng cũng không quá yếu để cho đi mổ, phương pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ được gợi ý.

9/ Gợi ý của bạn bè

Qua những cuộc chuyện trò, chia sẻ, mẹ bầu sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm sinh nở từ bạn bè, đồng nghiệp. Chính quyết định đẻ không đau xuất phát từ đây.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: