Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có đáng lo?

shape

30 Th09

Khanh ElisaTh09 30, 2019

Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có đáng lo?

Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ là tình trạng thường gặp ở mẹ sinh con so. Theo đó, tâm lý của người mẹ lúc này cảm thấy hồi hộp và lo lắng khi phải chờ đợi. Vây, hiện tượng này có đáng lo? Mẹ cần xử lí như thế nào?

Nội dung bài viết

  • Vì sao đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?
  • Xử lý khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ
  • Nguy cơ khi thai quá tuổi

40 tuần thai là khoảng thời gian thai nhi hình thành, phát triển và chào đời nhưng không phải mẹ nào cũng sinh đúng như ngày dự sinh. Thông thường ngày sinh sẽ chênh lệch với thời gian dự kiến khoảng từ 1-2 tuần. Vì vậy, nếu đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Vì sao đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất của bà bầu được thông thường dựa vào ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai kỳ. Vì vậy, khi thông tin càng chính xác thì khả năng sinh đúng thời gian dự kiến sẽ càng cao. Nhưng thường phụ nữ không để tâm đến vấn đề này, đôi khi không biết mình mang thai vào lúc nào nên dẫn đến sự sai sót trong quá trình tính toán. Thậm chí có trường hợp ngày sinh chênh lệch lên đến đến 4 tuần so với dự kiến.

Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có đáng lo?

Siêu âm thai càng sớm càng dễ xác định được ngày dự sinh chuẩn xác

Bên cạnh đó, việc siêu âm thai càng sớm ngay từ khi bắt đầu có thai càng giúp xác định được ngày dự sinh một cách chính xác. Thông thường nhất là trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, siêu âm càng trễ thì xác suất tính ngày dự sinh càng sai sót.

Chính vì vậy, nếu đã đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bạn không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Hay buộc phải có sự can thiệp của bác sĩ để thực hiện phương pháp sinh mổ.

Một thai kỳ khỏe mạnh sẽ kéo dài từ 37-41 tuần, trẻ sinh ra trong thời gian này được gọi là trẻ sơ sinh đủ tháng. Nhưng trường hợp thai kéo dài quá lâu đến 42, 43 tuần thì mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có đáng lo?

Xử lý khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ

Nếu mẹ vẫn chưa thấy có dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mặc dù đã đến ngày sinh thì cũng không nên quá lo lắng mất bình tĩnh, có thể do dự đoán ngày dự sinh bị không đúng. Tuy nhiên, trường hợp quá ngày sinh hơn 1 tuần thì tốt nhất mẹ cần đi khám bác sĩ thường xuyên hơn.

Theo dõi sự phát triển và an toàn của thai nhi bằng biện pháp siêu âm từ 5-7 ngày một lần hoặc thực hiện các cuộc kiểm tra khác. Nếu tình trạng tốt bác sĩ có thể khuyên bạn nên đợi thêm vài ngày để có cuộc sinh nở tự nhiên. Nhưng nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ và bé thì bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.

Có thêm một biện pháp nữa đó là kích thích chuyển dạ khởi phát hay còn gọi là đẻ chủ động. Các chuyên gia sẽ cho me dùng một số loại thuốc nhằm giúp cơ thể tạo nên các cơn chuyển dạ để sinh thường.

Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, có đáng lo?

Mẹ đã biết cách "gọi" con chào đời?
Đã quá ngày dự sinh, nhưng bé con vẫn chưa có tín hiệu muốn chào đời khiến mẹ cảm thấy lo lắng? Bên cạnh việc thăm khám, một số phương pháp kích thích chuyển dạ cũng được áp dụng cho trường hợp này

Nguy cơ khi thai quá tuổi

Thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bắt đầu tính từ tuần thứ 41 trở đi nếu chưa sinh bé yêu có thể gặp một số nguy cơ xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển thậm chí là tử vong, mẹ cần thận trọng về vấn đề này.

Theo đó, trường hợp nhau thai đang già đi nó có thể làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của bé. Nếu nhau thai vẫn hoạt động bình thường thai nhi có thể sẽ phát triển quá lớn gây khó khăn cho việc sinh đẻ.

Sau 42 tuần nguy cơ suy thai và thai chết lưu sẽ tăng lên đáng kể đặc biệt đối với người lần đầu mang thai. Bé có thể bị nhiễm trùng nếu chất lỏng từ trong túi ối bị rò rỉ ra ngoài hoặc bị vỡ túi ối. Chưa kể đến việc thai quá tuổi có thể bị hít phải phân su gây khó thở rất nguy hiểm.

Lượng nước ối bắt đầu giảm dần khi thai nhi phát triển lớn hơn, môi trường bên trong tử cung trở nên chật hẹp không đủ cho bé.

Tóm lại, khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ là tình trạng thường hay gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Vì vậy, mẹ không cần lo lắng quá nhiều và để yên tâm hơn, đảm bảo hơn mẹ cần thường xuyên đi khám thai. Việc này giúp sớm phát hiện những biến chứng khác thường có thể xảy ra đồng thời, có hướng xử trí sớm và kịp thời.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc