Điểm khác nhau khi mang thai ở độ tuổi 20, 30 và 40 (P.1)

shape

30 Th09

Julia PhạmTh09 30, 2019

Điểm khác nhau khi mang thai ở độ tuổi 20, 30 và 40 (P.1)

Có độ tuổi hoàn hảo nào cho việc mang thai không? Câu hỏi này chắc hẳn cũng có lúc lóe lên trong đầu bạn, đặc biệt là nếu bạn đang sắp tiến đến tuổi “băm”. Nhưng nếu bạn trì hoãn việc sinh con đến độ tuổi 30 hay 40, bạn không hề đơn độc.

Theo thống kê tại Mỹ, năm 1999 có 23% con đầu lòng có mẹ trên 30 tuổi, trong khi vào năm 1975 cũng tại nước này chỉ là 5%. Trên thực tế, các ca sinh nở từ phụ nữ độ tuổi 35 đến 49 đã tăng gấp 3 lần tính từ thập niên 70.

Chúng ta đã nghe nhiều về các nguy cơ tiềm ẩn, đặc biệt là các bà mẹ trên 35 tuổi, nhưng đây là những báo động không thật quá cần thiết. Trên thực tế, cho dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn vẫn có thể có sinh con khỏe mạnh miễn là bạn trong tình trạng sức khỏe tốt, tìm kiếm việc chăm sóc sức khỏe tiền thai sản sớm và thực thi lối sống lành mạnh. Dưới đây là những gì bạn có thể mong đợi khi mang thai ở độ tuổi 20, 30 và 40.

Lời khuyên mang thai dành cho mọi lứa tuổi
Cho dù số liệu thống kê thế nào, tuổi của bạn là bao nhiêu, dưới đây là những điều bạn có thể làm để tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh cho mình.

Thăm khám thai thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có các vấn đề sức khỏe mãn tính như huyết áp cao hoặc tiểu đường. Bác sĩ có thể bảo đảm các loại thuốc bạn sử dụng để điều trị bệnh là an toàn trong suốt thai kỳ.

Uống hàng ngày vitamin bổ sung chứa 400 microgram (4 mg) acid folic. Bắt đầu uống trước khi bạn có thai và tiếp tục uống suốt tháng đầu thai kỳ để giúp ngăn ngừa một số khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng của não và tủy sống cho con bạn.

Đi kiểm tra tiền thai sản sớm và thường xuyên. Thảo luận với bác sĩ để chuẩn bị sức khỏe thai sản khỏe mạnh giúp cho bạn và con bạn “mẹ tròn con vuông”.

Các thông tin trên đây chỉ để tham khảo, không thể sử dụng để thay thế cho tư vấn hay chăm sóc y tế. Bạn không nên sử dụng thông tin này để tự chẩn đoán hay điều trị bất kỳ vấn đề sức khỏe hay bệnh tật nào mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy thảo luận với bác sĩ bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào mà bạn quan tâm liên quan đến sức khỏe của bạn và tình trạng của con bạn.

Điểm khác nhau khi mang thai ở độ tuổi 20, 30 và 40 (P.1)

Lối sống thiếu lành mạnh tiềm ẩn nguy cơ khiến thai phụ độ tuổi 20 tăng nguy cơ sinh con thiếu tháng.

Mang thai ở độ tuổi 20
Phụ nữ mạnh khỏe ở độ tuổi này thường dễ dàng có thai, chính vì vậy mà phụ nữ ở tuổi này có con nhiều nhất! Họ thường thụ thai sau 2 tháng “cố gắng”, ít rủi ro bị sẩy thai (khoảng 10%) và ít bị các biến chứng y khoa trong suốt thời gian mang thai. Một số ưu điểm khác của việc có con khi còn trẻ bao gồm cả việc ít nguy cơ hội chứng Down hoặc các dị tật bẩm sinh nhiễm sắc thể khác, và vì nhiều lý do chưa được khoa học hiểu rõ là nguy cơ phải sinh mổ thấp.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, trẻ hơn không phải luôn tốt hơn. Phụ nữ từ 20-24 tuổi có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn, một tình trạng nguy hiểm khi mang thai khiến huyết áp cao và có protein trong nước tiểu, cao hơn phụ nữ ở giữa độ tuổi 20 và đầu 30. Điều này phần lớn là do trên thực tế, phụ nữ thường có con đầu lòng ở đầu độ tuổi 20, vốn là một yếu tố nguy cơ cho tình trạng này. Các bác sĩ hiện vẫn chưa hiểu vì sao một số phụ nữ bị tiền sản giật với tình trạng rất nghiêm trọng. Nó thể dẫn đến tình trạng thai chậm phát triển và sinh non.

Phụ nữ đầu độ tuổi 20 còn có nguy cơ cao hơn phụ nữ cuối độ tuổi 20 và đầu 30 trong việc sinh con thiếu tháng, chủ yếu là do thói quen sức khỏe không tốt. Chẳng hạn vì phụ nữ từ 20 đến 24 thường hay hút thuốc lá hơn phụ nữ 25 tuổi trở lên. Chính khói thuốc đã làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh con thiếu tháng. Phụ nữ trẻ cũng thường dễ có chế độ ăn uống kém, trì hoãn việc chăm sóc tiền thai sản và tăng cân thấp hơn cân nặng khuyến cáo (11 đến 16 ký đối với phụ nữ cân nặng bình thường – chỉ số cơ thể từ 18,50 đến 24,99) – tất cả đều làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Trẻ sinh thiếu tháng cũng có rủi ro cao hơn về vấn đề sức khỏe cũng như các khuyết tật lâu dài. May mắn là việc giảm các rủi ro này rất đơn giản: ăn uống đầy đủ, uống vitamin bổ sung và đi khám tiền thai sản.

Linh Lan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc