Điểm mặt một số bệnh về da thường gặp khi mang thai

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

Điểm mặt một số bệnh về da thường gặp khi mang thai

50% phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải các vấn đề về da trong suốt thai kỳ của mình. Trong đó, viêm nhiễm da chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng hơn 20%. Bà bầu bị mụn trứng cá chiếm khoảng 10%, còn lại là các vấn đề khác như da dị ứng, thâm nám…

Bệnh về da thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà bầu, nhưng lại tác động lớn đến thẩm mỹ, làm mẹ bầu mất tự tin. MarryBaby điểm mặt gọi tên một số bệnh ngoài da phổ biến nhất cùng cách phòng ngừa, điều trị trong từng trường hợp, mẹ bầu tham khảo nhé!

Điểm mặt một số bệnh về da thường gặp khi mang thai

Mụn trứng cá là bệnh về da ảnh hưởng đến rất nhiều mẹ bầu

1. Mụn trứng cá

Sự gia tăng hormone androgen trong cơ thể sẽ kích thích tuyến bã nhờn trên da hoạt động nhiều hơn, kết hợp với bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da sẽ tạo thành mụn trứng cá. Cùng có sự thay đổi hormone, nhưng mỗi mẹ bầu sẽ có nồng độ hormone khác nhau. Đó là lý do có mẹ bầu “chi chít” mụn trên mặt, thậm chí người nhưng cũng có mẹ bầu mặt không có dấu hiệu gì của mụn.

Mẹo nhỏ cho mẹ: Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây trong thực đơn. Rửa mặt 2 lần vào buổi sáng và tối, đồng thời tránh dùng tay bẩn sờ, nắn trên mặt. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, kem trị mụn, bởi trong hầu hết các sản phẩm trị mụn đều chứa chất gây hại cho sự phát triển của thai nhi, gia tăng nguy cơ dị tật.

2. Suy giãn tĩnh mạch

Do sự thay đổi hormone và sự gia tăng lưu lượng máu làm tăng áp lực lên mạch máu, làm các mạch máu dưới da bị sưng nhẹ và nổi lên bề mặt da. Hệ quả, mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy những đường tĩnh mạch xuất hiện nhiều ở vùng chân, mặt… Tình trạng này sẽ biến mất ngay sau khi sinh, mẹ không cần quá lo.

Điểm mặt một số bệnh về da thường gặp khi mang thai

Điều trị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai
Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng khá phổ biến, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ, khi cơ thể bạn trở nên "nặng nề" hơn. Đối với phụ nữ mang thai, suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng nhiều nhất ở âm hộ, trực tràng và chân

3. Mề đay

Không quá phổ biến, nhưng nhiều mẹ bầu cũng bị nổi mề đay vào những tháng cuối thai kỳ. Các mảng da sần, phù thường tập trung xuất hiện ở vùng bụng dưới, bẹn, mông, đùi, chân tay. Đặc biệt, tình trạng này chỉ phổ biến ở những người lần đầu làm mẹ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể do sự tăng cân quá mức khi mang thai.

4. Rạn da khi mang thai

Rạn da có thể xảy ra với hơn 90% phụ nữ mang thai. Và một khi các vết rạn xuất hiện, mẹ bầu khó có thể đuổi chúng đi hoàn toàn được. Nguyên nhân gây rạn da là do các sợi đàn hồi dưới da không thích ứng kịp thời với sự tăng kích thước, dẫn đến tình trạng đứt gãy các mô liên kết dưới da. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên hạn chế tăng cân quá nhanh, quá nhiều. Đồng thời kết hợp sử dụng dầu dừa, dầu oliu để giúp da tăng sự đàn hồi.

Điểm mặt một số bệnh về da thường gặp khi mang thai

Ăn gì chống rạn da khi mang thai?
Ngoài dùng sản phẩm dưỡng thích hợp, mẹ bầu nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn để phòng chống rạn da khi mang thai.

5. Vàng da

Xuất hiện ở những phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, có thể đi kèm với cảm giác ngứa toàn thân, hoặc một số bộ phần. Sau khi sinh 15 ngày, tình trạng vàng da cũng sẽ biến mất.

 

Bà bầu lưu ý

Các bệnh về da thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trên da xuất hiện những mụn nhỏ li ti, tập trung thành từng cụm và có xu hướng lan rộng ra, bà bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh chốc dạng Herpes, hay còn gọi là ban celiac. Bệnh thường đi kèm với triệu chứng sốt, rét run, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và mệt. Theo các chuyên gia, chốc lở dạng Herpes nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, thiếu nước ối, thậm chí có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc