Dính buồng tử cung: Cẩn thận kẻo nguy!

shape

31 Th01

Cha Mẹ TốtTh01 31, 2020

Dính buồng tử cung: Cẩn thận kẻo nguy!

Kinh nguyệt không đều là một trong những biểu hiện rõ nhất của dính buồng tử cung. Đây cũng là nguồn cơn dẫn đến nhiều chị em hiểu lầm là mình đang có tin vui. Sự thật thì dính buồng tử cung nguy hiểm đế mức độ nào?

Dính buồng tử cung là gì?

Trong y học, dính buồng tử cung được hiểu là hiện tượng thành tử cung phía trước và phía sau dính vào với nhau do lớp đáy nội mạc tử cung bị tổn thương sâu. Điều này ngăn chặn sự tái tạo bình thường của nội mạc tử cung, làm ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của trứng sau khi thụ thai. Do đó, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng vô sinh ở nữ giới.

Nhầm lẫn có bầu và dính buồng tử cung

Bị dính buồng tử cung nhưng lại nhầm lẫn là có thai không phải là trường hợp hiếm gặp ở những phụ nữ đang mong có con. Cụ thể, chị Lan( Q.10, TP. HCM) chia sẻ lấy chồng được một thời gian thì có thai nhưng không mai thai chết lưu phải đi hút bỏ. Sau đó khoảng 1 năm thấy mình bị tắt kinh, chị đã tin rằng mình có thai lại. Tuy nhiên khi đi siêu âm và khám bác sĩ thông báo chị bị dính buồng tử cung.

Dính buồng tử cung: Cẩn thận kẻo nguy!

Dính buồng tử cung tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến vô sinh nếu không điều trị kịp thời

Một trường hợp khác, chi Dương( Sơn Tây, Hà Nội) kết hôn gần 3 năm chưa có con. Dù đang từng ngày chữa trị vì nghĩ rằng do có chu kỳ kinh nguyệt thất thường và hay bị viêm nhiễm vùng kín. Kết quả là mãi không khỏi hẳn và có tin vui. Sau đó đi khám ở bệnh viên chuyên khoa lớn mới phát hiện chị bị lao sinh dục, dẫn đến buồng tử cung bị dính, nên không thể có con được.

Dính buồng tử cung: Cẩn thận kẻo nguy!

20 dấu hiệu mang thai sớm và chuẩn xác nhất
Không cần đợi tới khi que thử thai hiện lên 2 vạch chói mắt bạn mới biết mình đã có thai. Với 20 dấu hiệu mang thai dưới đây, bạn có thể chắc chắn về sự tồn tại của một sinh linh bé nhỏ trong bụng mình rồi đấy!

Giải thích về sự nhầm lần này, các bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực vô sinh – hiếm muộn cho rằng: Khi buồng tử cung bị dính lại, sẽ không có chỗ cho niêm mạc mọc nên sẽ không có kinh dù cơ thể vẫn báo những triệu chứng như tức ngực, mệt mỏi, khó chịu…

Đó chính là lý do khi kinh nguyệt bất thường vì dính buồng tử cung, nhiều chị em dễ nhầm lẫn mình có thai mà không nghĩ đến trường hợp bị bệnh. Việc phát hiện bệnh cũng khó khăn vì đa phần các dấu hiệu bên ngoài không khẳng định đúng bệnh mà phải căn cứ vào kết quả chụp X quang.

Nguyên nhân cụ thể

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng tử cung trước và sau dính lại với nhau, phổ biến nhất là các trường hợp sau:

  • Trường hợp vì một lý do nào đó mà người mẹ bắt buộc phải phá thai, dính buồng tử cung có thể xảy ra khi bị sót nhau thai.
  • Mẹ đã sinh lần đầu nhưng bị viêm nhiễm sau hậu sản cũng có thể dẫn tới tình trạng buồng tử cung bị dính.
  • Nếu bạn mắc một số bệnh phụ khoa nào đó  dẫn tới tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng vùng kín và không được chữa trị kịp thời cũng dễ bị bệnh này hơn.
  • Dính buồng tử cung sẽ xuất hiện khi tầng đáy nội mạc tử cung bị suy thoái nặng.

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng dễ nhận biết nhất là kinh nguyệt thất thường. Lý do tại phần bị dính buồng tử cung các mô nội mạc tử cung không thể phát triển được dẫn tới tình trạng kinh thưa, lượng máu kinh ít, hoặc vô kinh thứ phát.

Dính buồng tử cung: Cẩn thận kẻo nguy!

Cảm giác đau bụng dưới cũng là dấu hiệu cảnh báo mẹ bị dính buồng tử cung

Với những mẹ mới bỏ thai một tháng sẽ cảm thấy đau bụng dưới ngay cả trong lúc đi lại hay đi vệ sinh

Một số dấu hiệu báo ngày đèn đỏ như đau ngực, đau lưng, mệt mỏi… Mắc một số bệnh viêm nhiễm nào đó ở vùng kín dẫn tới tình trạng đau bụng.

Dính buồng tử cung: Cẩn thận kẻo nguy!

Giải cứu "cô bé" khỏi viêm nhiễm khi mang thai
Với sự tăng đột biến hormone trong thai kỳ, “cô bé” của mẹ nhạy cảm hơn với một loạt các bệnh nhiễm trùng và gây ngứa. MarryBaby mách mẹ một vài thủ phạm đáng ghét và cách đơn giản để đuổi chúng đi nhé!

Điều trị đúng cách để sớm có tin vui

Chụp X quang sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng bệnh. Khi đó mới biết chính xác vị trí dính lòng tử cung có thể trung tâm đáy tử cung, ở hai bên hoặc vùng eo tử cung. Và các kết quả điều trị sẽ phụ thuộc vào diện tích tử cung bị dính. Diện tích này càng nhỏ thì việc điều trị càng nhanh có kết quả.

Việc điều trị dính buồng tử cung cũng không quá khó nhưng cần sự kiên nhẫn. Bởi trong trường hợp dính tử cung do cơ học (sau khi nạo hút thai), các bác sĩ sẽ phải đặt dụng cụ tử cung để tách ra, đồng thời dùng thuốc nội tiết giúp niêm mạc mọc dày lại sau một thời gian. Với những trường hợp khác, do bị viêm nhiễm hay lao sinh dục, sẽ phải chữa triệt để các bệnh này trước rồi mới dùng các biện pháp tách tử cung.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc