Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn sao cho con khỏe?

shape

30 Th09

Julia PhạmTh09 30, 2019

Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn sao cho con khỏe?

Nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn mang thai đôi hay nếu bạn dư cân hoặc thiếu cân khi mới mang thai. Có thể bạn sẽ nhận được lời khuyên khác về tiến độ tăng cân hợp lý

Nội dung bài viết

  • Bắt đầu dùng các khoáng chất, vitamin dành cho thai phụ
  • Kiểm soát tốc độ tăng cân khi mang thai
  • Chia nhỏ các bữa ăn thường xuyên
  • Thỉnh thoảng cho phép bản thân thử chút đồ ngọt

Bắt đầu dùng các khoáng chất, vitamin dành cho thai phụ

Quá lý tưởng nếu bạn không bị ốm nghén, chán ăn khi mang thai. Tuy vậy, để bảo đảm đủ chất dinh dưỡng khi mang thai, bạn vẫn nên bổ sung vitamin, khoáng chất bằng các loại viên uống dạng thực phẩm chức năng.

Nên lưu ý đảm bảo loại vitamin bạn dùng có chứa axit folic. Bạn cần 400 mcg trước khi mang thai và lúc mới mang thai, sau đó cần ít nhất 600 mcg mỗi ngày. Thiếu vitamin B này có thể dẫn đến các khuyết tật về ống thần kinh như tật nứt đốt sống.

Một dưỡng chất quan trọng khác có thể giúp phòng chống các khuyết tật về ống thần kinh chính là colin. Phụ nữ mang thai cần khoảng 450 mg colin một ngày trong suốt thai kỳ.

Tuy nhiên, phần lớn các vitamin cho thai phụ đều không chứa chất này. Chính vì vậy bạn nên bổ sung bằng cách tăng cường ăn lòng đỏ trứng gà ốp la.

Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn sao cho con khỏe?

Một chế độ dinh dưỡng khi mang thai tốt là nền tảng quan trọng cho thai kỳ khỏe mạnh

Sau này, có thể bạn cần bổ sung sắt hoặc calcium để đảm bảo tiếp thu đủ lượng khoáng chất chủ yếu. Nhiều chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên bổ sung thêm vitamin D trong suốt thời kỳ mang thai.

Đối với những người ăn chay thuần túy và phụ nữ đang mắc các bệnh như đái tháo đường, tiểu đường hay thiếu máu khi mang thai, những ai trước đây từng sinh con nhẹ cân, nên trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng khi mang thai mà họ cần. Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng cũng có thể giúp đỡ bạn có chế độ ăn đặc biệt.

Nếu bạn gặp khó khăn với vitamin dạng viên uống khi mang thai, thử tìm loại có thể nhai được hoặc dạng bột để bạn pha với nước.

Bạn cũng nên lưu ý rằng không phải sử dụng vitamin, khoáng chất nhiều là tốt. Không nên dùng liều lượng lớn nào mà không có sự giám sát về y tế vì chúng có thể gây hại cho quá trình phát triển của con bạn.

Kiểm soát tốc độ tăng cân khi mang thai

Lượng cân nặng tăng trong toàn bộ thai kỳ cũng như trong từng giai đoạn thai kỳ cũng cần được lưu ý và kiểm soát. Trong 3 tháng đầu tiên, bạn nên tăng cân ít nhất khoảng chừng 0,5 đến 3kg và sau đó tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần trong 3 tháng tiếp theo và 3 tháng cuối.

Nên trao đổi với bác sĩ nếu bạn mang thai đôi hay nếu bạn dư cân hoặc thiếu cân khi mới mang thai. Có thể bạn sẽ nhận được lời khuyên khác về tiến độ tăng cân hợp lý.

Nếu thừa cân, mục tiêu của bạn chắc chắn sẽ là tăng lên khoảng 0,25kg một tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thay vì tăng hẳn 0,5kg. Nếu mang thai đôi, bạn sẽ phải tăng cân nhiều hơn so với bà mẹ mang thai một con.

Chia nhỏ các bữa ăn thường xuyên

Nếu các chứng buồn nôn, chán ăn, ợ chua hay khó tiêu khiến bữa ăn trở nên khó chịu, hãy thử chia nó thành 5 hoặc 6 bữa nhỏ trong ngày. Theo thời gian, em bé ngày càng lớn dần trong bụng và chiếm lấy diện tích của các cơ quan tiêu hóa nên cơ thể bạn sẽ không còn nhiều chỗ dành cho các bữa ăn lớn.

Nếu bạn lên cơn đói dữ dội giữa giờ ăn thường ngày, cứ tự nhiên ăn uống khi đang có cảm giác thèm ăn. Ăn uống theo thói quen sẽ giúp bạn hấp thụ tốt chất dinh dưỡng khi mang thai.

Ăn nhẹ là tốt, nhưng phải có chọn lọc. Hạn chế các món ăn vặt không cung cấp nhiều calorie.

Thỉnh thoảng cho phép bản thân thử chút đồ ngọt

Từ ngày mang thai, có lẽ những thực phẩm chế biến, đồ ăn nhẹ đóng gói và món tráng miệng nhiều đường hầu như không xuất hiện trong căn bếp của bạn. Đây là điều đáng tuyên dương.

Tuy vậy, bạn cũng không cần phải từ bỏ tất cả các món khoái khẩu. Một số sáng kiến về các món nhẹ ngon miệng nên thử qua là: sinh tố chuối, nước hoa quả ướp lạnh không béo…

Đừng quá lo lắng nếu bạn không cưỡng lại được sự cám dỗ. Vô tình ăn một miếng bánh quy nhỏ sẽ không thể làm hại bạn và con.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc