Đỡ đẻ bằng forcep: 4 điều mẹ cần biết

shape

30 Th09

Julia PhạmTh09 30, 2019

Đỡ đẻ bằng forcep: 4 điều mẹ cần biết

Dù muốn hay không, khi bạn gặp khó khăn trong chuyện rặn đẻ, bác sĩ bất đắc dĩ phải đỡ đẻ bằng forcep để hỗ trợ bé ra đời. Những mối nguy nào mẹ cần biết?

Chẳng có mẹ nào lại muốn nhờ đến sự hỗ trợ của các dụng cụ y khoa trong lúc vượt cạn. Tuy nhiên nếu chuyện rặn đẻ của bạn có vấn đề, bác sĩ bắt buộc phải dùng kẹp forcep để đỡ đẻ nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo an toàn cho bé con. Tham khảo những thông tin về phương pháp này để yên tâm hơn mẹ nhé!

Đỡ đẻ bằng forcep: 4 điều mẹ cần biết

Nếu gặp khó khăn trong chuyện rặn đẻ, bác sĩ sẽ phải hỗ trợ bằng kẹp forcep

1/ Kẹp forcep là gì?

Kẹp forcep là dụng cụ y khoa gồm hai miếng kim loại nối vào nhau có kết cấu như chiếc kẹp, nhưng được phóng to. Chiếc kẹp này được bác sĩ dùng để ôm gọn đầu em bé bằng cách cố định 2 đầu kẹp ở hai bên đầu bé, và kéo bé ra từ trong ống âm đạo.

2/ Khi nào cần sử dụng kẹp forcep để đỡ đẻ?

Khoảng 4-5% trường hợp sinh nở cần đến sự hỗ trợ của kẹp forcep. Hiện nay, việc sử dụng kẹp đỡ đẻ không còn phổ biến, bởi đa số các trường hợp đã được nhận định là khó sẽ chuyển qua sinh mổ.

Trừ khi tuy không có dấu hiệu bất thường ngay từ đầu, nhưng trong lúc vượt cạn lại xảy ra tình trạng suy thai, xương chậu yếu, mẹ kiệt sức hoặc em bé ở tư thế ngôi mông, kẹp forcep bắt buộc phải được dùng để hỗ trợ đỡ đẻ kịp thời.

3/ Forcep được sử dụng như thế nào?

Bác sĩ sẽ chèn kẹp vào âm đạo và xung quanh hai bên đầu bé. Khi có cơn rặn đến, bạn thực hiện thao tác co và đẩy, lúc này, bác sĩ nằm đầu kẹp nhẹ nhàng kéo bé ra. Rất nhiều mẹ lo lắng về tác dụng phụ của kẹp forcep lên bé con của mình.

Tuy nhiên, dị tật vĩnh viễn hay tử vong do phương pháp hỗ trợ này là hoàn toàn rất hiếm. Theo các chuyên gia, rủi ro do đỡ đẻ bằng kẹp forcep là rất thấp.

4/ Tác dụng phụ nào đáng quan tâm?

-Mặt hoặc đầu trẻ sơ sinh bị bầm tím.

-Vết xước trên đầu trẻ có thể lành trong khoảng vài tuần.

-Tác động nhẹ tạm thời lên dây thần kinh của trẻ.

-Kẹp làm tăng nguy cơ rách tầng sinh môn nhiều hơn.

-Khi đỡ đẻ bằng kẹp forcep không thành công, bác sĩ sẽ chỉ định mổ sinh ngã âm đạo.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc