Đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh: Dụng cụ cho bé uống thuốc
Đồ sơ sinh cho bé mẹ đã bắt đầu chuẩn bị từ rất nhiều tháng trước khi sinh. Sắm từng món đồ nhỏ nhỏ xinh xinh từ lúc mang thai cũng là cách mang lại niềm vui và giải tỏa căng thẳng cho bà bầu.
Mẹ nào cũng có hẳn một danh sách những đồ cần mua sắm để ba không phải tất bật ngược xuôi khi đã vào bệnh viện. Ngoài quần, áo, tã bỉm, khăn giấy… mẹ đừng quên dụng cụ cho bé uống thuốc nữa nhé! Sẽ thật cần thiết nếu chẳng may sau khi sinh bé bị bệnh.
4 loại dụng cụ cho bé uống thuốc phổ biến
Vẫn biết rằng với trẻ sơ sinh cũng có thể dùng thìa, muỗng nhỏ để cho bé uống thuống nhưng sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ sẽ hạn chế sức lức, giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi. Dưới đây là 4 dụng cụ cho bé uống thuốc được nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng.
Bình sữa giả
Với kiểu dáng nhỏ gọn, cách thức hoạt động như một bình sữa thông thường, bé sơ sinh sẽ nhanh chóng làm quen hơn. Khi bé nhìn chiếc bình, tưởng là sữa và uống ngay. Cách này áp dụng được với hầu hết các loại thuốc dạng lỏng dành cho bé dưới 1 tuổi.
Mẹ lưu ý không nên “lừa” bé trong trường hợp thuốc đắng bởi khi thấy có vị đắng, trẻ bỏ ngay, không mút tiếp. Lần tới, dù là thuốc ngọt bé cũng dễ dàng từ chối.
Xi-lanh
Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé mà có xi-lanh cũng hơi kỳ cục nhỉ! Chẳng sao đâu nếu như dụng cụ này giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Bố mẹ sẽ phải pha thuốc, cho vào xi-lanh sau đó bơn trực tiếp vào miệng trẻ. Dù thuốc đắng hay ngọt đều có thể áp dụng cách này.
Tuy nhiên phụ huynh phải lưu ý cho bé uống từ từ nếu không có thể làm trẻ sặc thuốc, ngạt thở. Dụng cụ này có thể mua ở hầu hết các nhà thuốc tư nhân cũng như các bệnh viện.
Ống nhỏ giọt Pipette
Đây là loại ống thường dùng trong phòng thí nghiệm. Nguyên lý hoạt động tương tự xi-lanh nhưng ưu điểm dễ điều chỉnh lượng thuốc cho mỗi lần bơm. Nếu bé chẳng may lỡ tay vô tình hất đổ thì dung dịch thuốc cũng không bị chảy ra ngoài.
Muỗng uống thuốc
Không giống như muỗng cho bé ăn dặm thông thường, muỗng dùng để uống thuốc có cấu tạo gồm 2 phần là ống trụ dài và miệng ống được thiết kế giống cái muỗng.
Cách sử dụng khá đơn giản: Chỉ cần đổ thuốc vào ống rồi khi cho bé uống thì nghiêng lên giống như khi bạn cho bé ăn cháo, ăn cơm bằng muỗng, thìa thông thường. Nhược điểm duy nhất là khó điều chỉnh tốc độ dòng chảy của thuốc và bé dễ dàng làm hất đổ thuốc nếu không thích.
Tuyển tập đồ dùng cho bé sơ sinh nên có trong nhà
Rất nhiều đồ dùng cho bé sơ sinh không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cũng sẽ có những món đồ chắc chắn không thể "vắng mặt" trong danh sách mua sắm của bạn. Đó là những đồ dùng gì? Xem bài sau sẽ rõ, mẹ ơi
Có nên dùng dụng cụ uống thuốc cho bé?
Vì đều là những thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh nên rất dễ nhận ra ưu điểm của các loại dụng cụ cho bé uống thuống:
- Thiết kế đơn giản
- Cách sử dụng dễ dàng
- Có các vạch ml giúp bố mẹ đo liều lượng thuốc chính xác
- Dễ dàng vệ sinh và tháo dỡ
- Giá tiền tương đối phải chăng
Hầu như mọi đứa trẻ đều “ghét” thuốc. Bố mẹ luôn gặp khó khăn trong mỗi lần cho bé uống đủ liều lượng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Bé thì khóc lóc, quấy đạp, bé lại lấy tay che miệng, hất đổ thuốc thậm chí nôn ói. Phiền não vô cùng!
Với công cụ hỗ trợ đắc lựng là dụng cụ uống thuốc mọi chuyện dường như trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Tuy vậy vẫn có nhiều mẹ phân vân nên hay không?
- Vì những dụng cụ này dễ làm bé bị sặc – Thực tế là chỉ khi bố mẹ không chú ý bơm một lượng thuốc quá lớn khi bé chưa sẵn sàng uống thuốc mà thôi!
- Sản phẩm làm bằng nhựa, chất lượng không đảm bảo – Thực tế thì đã từng có nhiều nhà sản xuất chọn loại nhựa có nồng độ hóa chất độc hại cao hơn mức cho phép, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Hãy chọn những thương hiệu uy tín, lo lắng này sẽ được giải quyết.
Những sai lầm khi cho trẻ uống thuốc
Rất nhiều trẻ phải đối diện với những chứng bệnh nguy hiểm vì sai lầm cơ bản trong việc cho bé uống thuốc của người lớn. Cụ thể như:
Cho bé uống thuốc sai liều
Bác sĩ dặn một đàng, mẹ cho con uống một nẻo. Tưởng là nói quá nhưng là sự thật. Hầu hết các loại thuốc dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều dựa trên trọng lượng của cơ thể bé. Sai một ly đi ngàn dặm nhé ạ!
Cho trẻ uống quá liều
Vì lo lắng, sốt ruột con ốm sau lâu quá không khỏi nên nhiều phụ huynh tự ý tăng liều lượng sử dụng thuốc trong một lần uống. Mẹ có biết chính điều này có thể gây ngộ độc, hủy hoại nội tạng của bé. Có nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Uống thuốc với nước trái cây
Dù cho bé uống thuốc pha với nước trái cây hay vừa uống thuốc xong thì uống ngay nước trái cây đều không tốt. Nghiên cứu cho thấy, các loại nước trái cây có thể giảm tác dụng của nhiều loại thuốc.
Uống hai liều quá gần nhau
Thuốc sau khi đi vào cơ thể cũng cần có thời gian để “tiêu hóa”. Lịch trình uống thuốc cũng quan trọng như liều lượng để giúp bé mau khỏi bệnh. Thay vì uống lộn xộn mẹ nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đặt nhầm chỗ
Không hề hiếm trường hợp thuốc nhỏ tai nhưng mẹ nhỏ mũi, nhỏ mắt bé. Hậu quả là cực kỳ nghiêm trọng. Mẹ nhớ luôn phải tỉnh táo khi cho con uống thuốc mẹ nhé!
Cho trẻ uống thuốc khi ngủ
Vì bé khó uống thuốc mà nhieiefu cha mẹ tận dụng lúc ngủ để từ từ cho bé uống là không nên. Hệ thống thần kinh của trẻ vẫn chưa được phát triển hoàn thiện, vẫn chưa kịp thích ứng với những thay đổi đột ngột. Nếu huốc đột ngột kích thích vào lưỡi, họng và các bộ phận khác của dây thần kinh có thể gây phản xạ co thắt thanh quản.
"Nghệ thuật" cho bé uống thuốc
Khi trẻ bị ốm, cho bé uống thuốc luôn là việc khó khăn. Vì vậy, để con hợp tác, mẹ nên chuẩn bị vài "chiến thuật" dỗ dành
Dụng cụ cho bé uống thuốc không hề dư thừa trong danh sách đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh đúng không mẹ! Mua vừa đủ, tiết kiệm mẹ vui mà bé cũng đủ đầy! Nguyên tắc quan trọng này bầu nên nhớ nhé!
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.